Tìm hiểu lịch sử ra đời, phân loại và cấu tạo của quạt điện

Tìm hiểu lịch sử ra đời, phân loại và cấu tạo của quạt điện
3 (60%) 2 votes

Quạt điện là thiết bị thiết yếu đối với con người, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, dù không nhiều người dùng nắm được lịch sử ra đời hay cấu tạo của quạt điện.

Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu toàn diện về quạt điện để chọn mua, sử dụng và bảo quản thiết bị đúng cách, người dùng có thể tham khảo thông tin sản phẩm ngay sau đây.

Quạt điện là gì? Cơ chế làm mát của thiết bị như thế nào?

Quạt điện còn được gọi là quạt máy, là thiết bị dẫn động bằng điện, dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ các nhu cầu của con người như: làm mát cơ thể, thông gió, thoát khí,… hay bất kỳ tác động nào liên quan tới không khí trong môi trường sống.

Quạt điện là gì
Quạt điện có tác dụng làm mát cơ thể, thông gió,…

Khi cắm điện, dòng điện sẽ chạy vào động cơ quạt máy, làm cánh quạt quay, đẩy luồng khí đến người sử dụng. Khi bật quạt, lớp không khí nóng xung quanh người bị luồng khí từ quạt xua đi, không khí mới còn mát thế chỗ, giúp người dùng cảm thấy mát mẻ. Trên thực tế, chỉ có người hoặc sinh vật có cảm giác mới thấy mát khi có gió vì nhiệt độ môi trường thực tế không hề giảm đi.

Khi sản xuất quạt điện, các nhà đơn vị nghiên cứu, chế tạo đã thiết kế mỗi sản phẩm đều có nhiều mức độ quay khác nhau, từ mức thấp nhất đến mức cao nhất để phục vụ nhu cầu làm mát của người dùng. Nguyên lý hoạt động của quạt cũng được tận dụng nhiều trong đời thường, ví dụ như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió. Một số ứng dụng tiêu biểu nhất của quạt điện gồm: điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, quạt hút thải khí, quạt sàng lọc, loại bỏ bụi,… Con người thường dùng quạt điện để làm mát cơ thể, làm khô quần áo,…

Phong tốc kế
Nguyên lý hoạt động của quạt được ứng dụng trong phong tốc kế

Lịch sử ra đời của quạt điện

Trước khi tìm hiểu về cấu tạo của quạt điện, người dùng nên nắm được sơ lược về quá trình ra đời của thiết bị này. Thông tin cụ thể như sau:

Quạt điện được sản xuất theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng trung Đông hồi thế kỉ XIX. Nó là một hệ thống gồm một khung vải bạt, kết nối với một sợi dây dẫn, kéo tới kéo lui để tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XIX, các nhà máy thủy lực đã tạo ra quạt dẫn động bằng đai. Họ thực hiện thay trục giữa của quạt bằng máy móc động. Từ đó, quạt điện được cải tiến dần dần.

Một trong những người chế tạo ra chiếc quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Phát minh của ông được gọi là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Đến khi Thomas Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, từ đó quạt chạy bằng cơ học đã được cải tiến thành quạt chạy bằng điện năng.

Quạt điện
Những chiếc quạt máy đầu tiên chạy bằng năng lượng cơ học

Năm 1882, Philip Diehl đã cho ra mắt quạt điện trần và ông được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện ngày nay. Đến nay, quạt điện đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong các hộ gia đình.

Cấu tạo của quạt điện

Cấu tạo của quạt điện khá phức tạp, gồm có nhiều bộ phận khác nhau. Ở phần này, chúng ta sẽ khai thác kỹ về cấu tạo chung của quạt và cấu tạo phần điện của quạt. Cụ thể là:

Cấu tạo ngoài của thân quạt điện

Về cơ bản, một chiếc quạt điện cơ thường gồm các bộ phận là: cánh quạt, lồng quạt, thân quạt, đế quạt và động cơ quạt. Đặc điểm của từng bộ phận như sau:

– Motor quạt: là bộ phận tạo động lực cho quạt bằng điện năng. Sau nhiều năm cải tiến, động cơ quạt điện ngày càng được sản xuất với những tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất, độ rung và tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Động cơ quạt có chất lượng tốt phải ít rung, ít ồn và tăng nhiệt ít.

Cậu tạo của quạt điện
Cấu tạo bên ngoài của quạt điện

– Cánh quạt: bộ phận trực tiếp tạo gió. Thông qua tác động quay của động cơ, cánh quạt chuyển động, tạo sự chênh lệch áp suất giữa phía trước và sau, từ đó tạo ra gió. Yếu tố tạo nên hiệu quả cho cánh chính là sức gió khi quạt chạy, thiết kế cánh quạt. Cánh quạt loại 3 cánh kiểu truyền thống bản rộng có sức gió ở mức trung bình khá, tiếng ồn thấp, thích hợp dùng trong phòng ngủ. Cánh quạt loại 3 cánh công nghiệp có sức gió mạnh hơn loại cánh bản rộng nhưng độ ồn khá lớn nên thích hợp sử dụng ở nơi đông người như quán cà phê, lớp học, nhà hàng. Cánh quạt loại 5 cánh bản nhỏ có sức gió mạnh, độ ồn thấp, khá lý tưởng để sử dụng trong mọi không gian.

– Thân quạt: là phần đỡ động cơ và cánh quạt, giúp quạt đứng đúng vị trí khi hoạt động. Than quạt thường được thiết kế động để tháo lắp dễ dàng khi cần thiết.

– Lồng quạt: có tác dụng bảo vệ, tránh va chạm giữa quạt với người sử dụng, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Cấu tạo phần điện của quạt điện

Khi tìm hiểu về cấu tạo của quạt điện, người dùng cũng không nên bỏ qua cấu tạo phần điện. Theo đó, cấu tạo phần điện của quạt gồm những phần sau:

Motor quạt điện
Cấu tạo motor của quạt điện

– Stator gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau.

– Rotor được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại, có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng.

– Tụ điện tạo ra dòng điện lệch pha.

– Vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator.

– Bạc thau có ổ giữ dầu bôi trơn nhằm giảm lực ma sát.

Các loại quạt điện trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại quạt với cấu tạo của quạt điện và tính năng riêng biệt. Tùy thuộc mục đích sử dụng mà người dùng có thể chọn loại quạt phù hợp cho mình. Dưới đây là một số loại quạt phổ biến nhất:

– Quạt trần

Quạt trần là loại quạt có cánh dài, thường được sử dụng để làm mát cho những căn phòng rộng, có nhiều người. Quạt được gắn trên trần nên sẽ không chiếm dụng không gian làm việc và sinh hoạt của con người. Bên cạnh đó, nhiều gia đình, văn phòng còn tận dụng quạt trần như một vật trang trí bắt mắt. Có 2 loại quạt trần: quạt trần thường và quạt trần có đèn.

Quạt trần
Quạt trần vừa có tác dụng làm mát vừa để trang trí

Trong quá trình sử dụng, người dùng lưu ý tới trục quạt. Bạn nên thay trục quạt ngay nếu thấy trục lỏng lẻo để tránh sự cố rơi quạt nguy hiểm. Khi lắp quạt trần, người dùng không nên lắp quạt quá sát với trần nhà vì làm vậy sẽ gây cản trở lực hút của quạt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đặt quạt quá thấp với sàn vì sẽ làm thu hẹp phạm vi làm mát.

– Quạt hộp

Là loại quạt có thiết kế hình hộp nhỏ gọn, phù hợp với không gian nhỏ như bàn học, bàn làm việc, giường ngủ.

– Quạt treo tường

Cấu tạo của quạt điện treo tường khá tương đồng với các loại quạt khác, chỉ khác ở điểm quạt không đặt đứng trên mặt đất mà treo lên tường. Loại quạt này không chiếm dụng không gian sinh hoạt, giúp căn phòng trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Quạt treo ở độ cao 2 – 3m so với mặt đất, nên nằm ngoài tầm với của trẻ em để đảm bảo an toàn cho những gia đình có trẻ nhỏ.

Quạt treo tường
Quạt treo tường giúp tiết kiệm tối đa không gian sinh hoạt của gia đình

– Quạt bàn

Có kiểu dáng nhỏ gọn, phù hợp với không gian hẹp, vừa làm mát vừa làm vật trang trí cho bàn học, bàn làm việc.

– Quạt đứng

Có kiểu dáng vững chãi, thân quạt chắc chắn, chân đế rộng, cho phép đứng vững trên mặt đất. Do đó, trong quá trình hoạt động, quạt chạy khá êm và không rung lắc. Người dùng còn có thể điều chỉnh chiều cao của quạt một cách dễ dàng, phù hợp với nhiều không gian sử dụng.

– Quạt lửng

Là loại quạt có thể điều chỉnh được chiều cao. Tuy nhiên, quạt có kích thước nhỏ gọn hơn so với quạt đứng nên thường được sử dụng trong những không gian nhỏ.

– Quạt thông gió – quạt hút

Quạt thông gió có nhiệm vụ hút bớt không khí bẩn trong phòng kín, đưa ra ngoài. Loại quạt này thường được sử dụng đặt trong phòng máy lạnh hoặc nhà vệ sinh.

– Quạt phun sương

Được thiết kế đơn giản bằng cách sử dụng hệ thống bơm nước. Phân tích cấu tạo của quạt điện phun sương cho thấy máy bơm được lắp sẵn trong quạt sẽ bơm nước từ bình chứa theo ống dẫn tới mặt quạt rồi thổi ra hơi mát, làm tăng độ ẩm không khí. Loại quạt này có khả năng làm mát không khí trong phòng có diện tích 20 – 30m².

Quạt phun sương
Quạt phun sương làm mát và cung cấp độ ẩm cho không gian

– Quạt hơi nước

Là loại quạt làm mát nhờ sử dụng độ lạnh của nước đá, tạo ra luồng không khí mát lạnh tỏa ra xung quanh. Quạt hơi nước thường được đặt trong phòng ngủ.

Một số lưu ý khi sử dụng quạt điện

Ngoài cấu tạo của quạt điện, người dùng còn rất quan tâm tới việc sử dụng quạt an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Thông tin chia sẻ sau đây hy vọng sẽ hữu ích với các bạn:

– Không nên ngồi trước quạt quá lâu vì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, dẫn tới cảm, đau bụng. Thời gian ngồi quạt mỗi lần nên duy trì trong khoảng 30 – 60 phút là hợp lý.

– Nên để quạt quay đi các hướng, không cố định ở một chỗ.

– Không để quạt thổi với tốc độ quá cao vì quạt thổi mạnh sẽ làm nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ cơ thể không thoát ra ngoài được, khiến người dùng bị mệt mỏi, đau lưng. Tốc độ gió của quạt nên duy trì ở mức 0,2 – 0,5 m/s, việc này vừa giúp bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm điện năng sử dụng.

Quạt máy
Không bật quạt với tốc độ quá cao để tránh gây hại cho sức khỏe

– Nên đặt quạt hướng ra cửa để lưu thông không khí.

– Phòng rộng và cao nên sử dụng quạt trần.

– Người già và trẻ nhỏ cần hạn chế dùng quạt điện.

– Hàng tháng cần kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng quạt điện định kỳ.

– Nếu quạt điện quá cũ thì người dùng nên mua quạt mới vì quạt càng cũ càng tiêu hao nhiều điện năng, thậm chí dễ dẫn tới sự cố chập cháy mất an toàn cho hệ thống điện cũng như sức khỏe của người sử dụng.

Tham khảo thêm: Tụ điện trong quạt có tác dụng gì?

Thông tin chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp quý khách nắm được lịch sử ra đời, phân loại, cấu tạo của quạt điện cũng như cách sử dụng quạt đúng cách để đảm bảo thiết bị luôn làm việc tốt, bền bỉ cùng thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *