Cấu tạo và nhiệm vụ tháp giải nhiệt trong doanh nghiệp

Cấu tạo và nhiệm vụ tháp giải nhiệt trong doanh nghiệp
Đánh giá

Với những ưu điểm nổi bật, tháp giải nhiệt chính là sự lựa chọn mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua. Tuy nhiên còn khá nhiều người dùng còn nhầm lẫn về nhiệm vụ tháp giải nhiệt. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây của chúng tôi.

Tháp giải nhiệt là thiết bị làm mát được sử dụng để làm giảm nhiệt độ của nước bằng hình thức trích nhiệt của nước và thải ra ngoài khí quyển. Tháp giảm nhiệt hoạt động dựa vào sự chuyển đổi năng lượng dư thừa trong quá trình bay hơi của nước vào trong không khí. Nhờ vậy, lượng nước bên trong tháp được làm mát đáng kể, giúp cho máy móc trong xưởng vận hành êm ái, ổn định.

nhiệm vụ tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt được thiết kế hiện đại

Cấu tạo của tháp giải nhiệt

Về có bản, các sản phẩm tháp làm mát có cấu tạo tương đối giống nhau, gồm các bộ phận sau:

Thiết bị chống ồn: Là thiết bị giảm âm giúp giảm âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt trong quá trình vận hành tháp.

Hệ thống phân nước: Vì được thiết kế theo dạng đầu phun áp thấp lỗ ống phun lớn nên ít bị ứ đọng nước giúp cho khả năng phân nước lên tấm giải nhiệt đều hơn.

Tấm giải nhiệt: Thiết kế dạng gợn sóng, được làm từ PVC; thực hiện chức năng phân chia nước, giải nhiệt cho nguồn nước nóng giúp tối ưu hiệu quả làm mát từ nước.

Tấm tản nước: Sử dụng vật liệu có độ bền cao PVC giúp cản lực gió và giảm thiểu thất thoát nước cũng như giúp người dùng hạn chế được số lần thêm nước cho tháp.

Hệ thống động cơ: Động cơ được thiết kế đặc biệt, giúp chống thấm nước; có kết cấu gọn gàng, chuyển động bằng bánh răng, chỉ số an toàn cao nên người dùng dễ dàng thao tác, bảo dưỡng.

Đế bồn: Là nơi chứa nước, để tránh cạn bẩn người dùng nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh định kỳ cho tháp.

Cánh quạt: Được thiết kế bằng chất liệu hợp kim nhôm. Hệ thống cánh và mâm quạt được thiết kế cân bằng với nhau; động cơ quạt hút gió theo ống thoát gió để tạo hướng gió theo chiều thuận để điều chỉnh được lượng gió theo nhu cầu của tháp. Điều này, giúp tháp hoạt động êm ái, độ ồn thấp, tiết kiệm tối đa năng lượng sử dụng.

Vỏ tháp: Được làm từ sợi thủy tinh nên khả năng chống ăn mòn, han gỉ cao. Các thanh sắt cố định được xi mạ tráng kẽm giúp người dùng tiết kiệm được chi phí bảo trì.

nhiệm vụ tháp giải nhiệt
Tìm hiểu chi tiết cấu tạo của tháp giải nhiệt

Nhiệm vụ tháp giải nhiệt tham gia

Nhiệm vụ tháp giải nhiệt chính là chuyển lượng nhiệt dư thừa của nước để thải ra ngoài khí quyển. Tùy thuộc vào từng loại tháp hạ nhiệt mà có chức năng, nhiệm vụ riêng. Cụ thể như:

– Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

Là loại tháp có tuần hoàn kín nên tình trạng mất nước không xảy ra, bên trong nước luôn duy trì một lượng nhất định để đảm bảo hệ thống luôn được đầy nước.

Chính vì thế, đòi hỏi nguồn nước cần phải sạch 100%, không chứa cặn bẩn. Và người dùng cần phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh tháp để hạn chế tình trạng rong rêu mọc.

– Tháp giải nhiệt không tuần hoàn

Là loại này đòi hỏi lượng nước có trữ lượng lớn nên thường sử dụng nước ở ao hồ, sông suối. Hệ thống làm mát này chỉ phù hợp với các nhà xưởng quy mô lớn với nguồn cấp nước ổn định.

Để hạn chế sự cố hỏng hóc người dùng cần phải xử lý kỹ nguồn nước trước khi đưa vào bên trong tháp.

– Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở

Sản phẩm được ứng dụng chủ yếu trong các nhà xưởng công nghiệp nhưng người dùng, người dùng cần phải thêm nước liên tục để đảm bảo quá trình vận hành của tháp. Không khí di qua tháp sẽ dễ bị hấp thụ oxy và các tạp chất nhiễm bụi bẩn nên ít gặp phải tình trạng tắc nghẽn, ăn mòn hệ thống.

Với những phân tích trên đã giúp bạn hiểu được nhiệm vụ tháp giải nhiệt giữ vai trò quan trọng ra sao trong công nghiệp. Hơn nữa, với nhiều thương hiệu lớn: tháp giải nhiệt Tashin, LiangChi, Alpha,… tham khảo, so sánh từng dòng để đầu tư ngay dòng tháp đáp ứng từng yêu cầu bạn đặt ra.

Công dụng của tháp làm mát đối với các doanh nghiệp

nhiệm vụ tháp giải nhiệt
Nhiệm vụ tháp giải nhiệt đảm bảo cho máy móc trong nhà xưởng vận hành hiệu quả

– Tiết kiệm chi phí thường xuyên

Trong một xưởng sản xuất công nghiệp hiện nay, có khá nhiều máy móc, thiết bị nên khi vận hành sẽ sinh ra một nguồn nhiệt lớn đặc biệt là mùa hè. Điều này khiến cho các chi tiết máy móc bị ma sát liên tục, lượng dầu bôi trơn bị hao hụt dễ gây ra hỏng hóc. Khi lắp đặt thiết bị này sẽ giúp hạ nhiệt đáng kể, bảo vệ các chi tiết máy không bị hỏng hóc, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng thường xuyên.

– Nâng cao năng suất và doanh thu cho người dùng

Khi máy móc vận hành ổn định, lượng nhiệt trong nhà xưởng được hạ bớt cho phép người dùng vận hành máy liên tục trong thời gian dài, tăng năng suất lao động, đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin về cấu tạo, nhiệm vụ tháp giải nhiệt bạn cần nắm rõ. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về dòng tháp này; từ đó đưa ra quyết định chọn lựa phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *