Quy định về tải trọng và kích thước xe container như thế nào?

Quy định về tải trọng và kích thước xe container như thế nào?
4.5 (90%) 2 votes

Ngày nay, container là phương tiện vận chuyển nội địa cũng như quốc tế. Tải trọng và kích thước xe container được quy định phải sản xuất theo đúng tiêu chuẩn để tuân thủ đúng quy định về pháp luật hiện hành.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách một số thông tin cần biết về kết cấu, tải trọng và kích thước các loại xe container để giúp người dùng chọn lựa được phương tiện phù hợp nhất.

Xe container là gì?

Theo cách hiểu thông thường, xe container là dòng xe chuyên dùng được vận chuyển hàng hóa, có thiết kế đầu xe nặng, có khả năng kéo, chở đồ tốt. Dòng xe này có tốc độ khá cao, bền bỉ và có nhiều thiết kế khác nhau. Còn theo định nghĩa của hiệp hội vận tải quốc tế: Container là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức, sử dụng các container theo tiêu chuẩn ISO để sắp xếp trên các tàu container, toa xe lửa, xe tải chuyên dụng.

Xe container
Xe container là thiết bị vận tải chuyên dụng, có khả năng chở được lượng hàng hóa lớn

Công cụ vận tải này có những đặc tính sau:

– Có tính bền vững và chắc chắn, phù hợp sử dụng lại nhiều lần.

– Được lắp đặt cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt là khi chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.

– Được thiết kế có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải khác nhau như tàu, xe lửa, xe tải chuyên dụng mà không cần dỡ ra, đóng lại dọc đường.

– Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng và rút hàng khỏi container.

Thông thường, xe container 40 feet của Mỹ có công suất lên đến 3000 mã lực và có sức chứa khoảng 400 tấn. Tuy nhiên, thông thường người ta chỉ sử dụng loại xe container dưới 200 tấn. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại container khác nhau để vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau như: container khô, container lạnh, container mở nóc,…

Về cấu tạo, một chiếc xe container được chia thành 3 phần gồm: xe đầu kéo, sơ mi rơ-mooc và thùng container.

Ưu điểm của xe container

Trước khi tìm hiểu về tải trọng và kích thước xe container, người dùng nên nắm được ưu điểm của phương tiện này. Theo đó, xe container sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

Ưu điểm của xe container
Container có kết cấu chắc chắn

– Tính an toàn cao: các thùng container được làm từ thép chắc chắn, chống chọi được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, thùng container rất chắc chắn, không bị mất cắp hay thất lạc dù chứa hàng hóa đi biển hay đường bộ. Nhờ đó, thiết bị giúp đơn vị đầu tư giảm áp lực về cơ sở vật chất cũng như áp lực vận tải và giao thông.

– Tiết kiệm chi phí: nếu dùng xe tải thông thường thì đơn vị sản xuất thường phải điều động cả một đội xe mới có thể vận chuyển hết số hàng hóa trong kho. Tuy nhiên, đối với xe container thì số lượng xe có thể giảm đến đáng kể. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí thuê xe mà còn giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng quản lý, kiểm soát hàng hóa hơn so với việc lựa chọn các phương tiện vận tải khác.

Xe container là một loại xe chở hàng đường dài, chính vì vậy hãy trang bị cho mình một chiếc máy bơm rửa xe. Để thường xuyên vệ sinh cho chiếc container của mình giúp xe có thể vận hành tốt nhất trên mọi nẻo đường.

Quy định về tải trọng và kích thước xe container

Container được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Vì vậy, kích thước và tải trọng xe container đều phải tuân theo các quy định cụ thể theo chuẩn quốc tế để đảm bảo an toàn lưu thông đường bộ. Ngoài ra, do loại xe này thường có kích thước lớn nên dễ gây tai nạn. Bởi vậy, thiết kế xe, đặc biệt là khung chứa hàng, bộ phận kệ giá đỡ cần phải đảm bảo an toàn tới từng chi tiết nhỏ nhất để tránh tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Kích thước xe container
Kích thước và tải trọng của xe container cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn về kích thước xe container

Container có nhiều loại với kích thước cụ thể theo từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng trên phạm vi toàn cầu nâng kích thước và mã hiệu container thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO. Cụ thể là:

– Chiều cao: chủ yếu dùng 2 loại là thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch, loại cao sở hữu chiều cao 9 feet 6 inch.

– Chiều dài: container 40 feet được lấy làm chuẩn. Các container ngắn có chiều dài được tính toán sao cho có thể xếp để đặt dưới container 40 feet và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa. Ví dụ 2 container 20 feet sẽ đặt khít dưới 1 container 40 feet và  khoảng cách giữa 2 xe là 3 inch. Vì lý do này, container 20 feet có chiều dài xấp xỉ 20 feet (thiếu 1,5 inch).

Dưới đây là tiêu chuẩn về kích thước, chiều dài và chiều cao cụ thể của các loại container phổ biến:

Kích thước xe container Kích thước xe container Kích thước xe container

Cách tính tải trọng xe container

Dưới đây là cách tính trọng tải xe theo Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGTVT ngày 7/2/2014:

  1. Tải trọng trục xe:

– Trục đơn: tải trọng trục xe ≤ 10 tấn/trục

– Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:

+ d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn

+ 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn

+ d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn

– Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách của hai tâm trục liền kề:

+ d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn

+ d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn

  1. Tổng trọng lượng của xe:

– Đối với xe thân liền:

+ Tổng số trục bằng hai, tổng trọng lượng xe ≤ 16 tấn

+ Tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng xe ≤ 24 tấn

+ Tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng xe ≤ 30 tấn

+ Tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng xe ≤ 34 tấn

– Đối với tổ hợp xe đầu kéo với sơ mi rơ moóc:

+ Tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng xe ≤ 26 tấn

+ Tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng xe ≤ 34 tấn

+ Tổng số trục bằng năm, tổng trọng lượng xe ≤ 44 tấn

+ Tổng số trục bằng sáu hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng xe ≤ 48 tấn

– Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc

Tổng trọng lượng của tổ hợp xe sẽ gồm tổng trọng lượng của xe thân liền và tổng tải trọng trục xe của rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo (nhưng không được lớn hơn 45 tấn). Theo đó, các dòng xe đầu kéo có gắn moóc, tổng số trục bằng 6 thì tổng tải trọng tối đa cho phép khi tham gia giao thông là 48 tấn.

Tham khảo thêm: Xe cơ giới là xe gì? Các quy định tốc độ xe cơ giới hiện hành

Hy vọng thông tin trên đã giúp người dùng nắm được quy định quốc tế về tải trọng và kích thước xe container để đầu tư, sử dụng phương tiện một cách an toàn, hiệu quả.

2 Comments on “Quy định về tải trọng và kích thước xe container như thế nào?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *