Tia UV là gì? Chỉ số tia UV có những tác động gì đối với cơ thể

Tia UV là gì? Chỉ số tia UV có những tác động gì đối với cơ thể
5 (100%) 1 vote
Việt Nam là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, chính vì vậy cường độ ánh sáng mặt trời rất mạnh. Cường độ ánh sáng mặt trời càng cao thì cường độ tia UV càng lớn. Bài viết dưới đây, mayruaxe.org sẽ chia sẻ cho bạn khái niệm tia UV là gì cũng như những tác động của nó đối với sức khoẻ của con người. 

Tia UV là gì?

tia uv là gì
Chỉ số UV là gì?

Tia UV (Ultraviolet) hay còn được gọi là tia tử ngoại, tia cực tím là sóng điện từ với bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn bước sóng của tia X. 

Phổ của tia cực tím thường được chia ra thành 2 vùng tia như dưới đây:

  • Vùng có bước sóng từ dao động trong khoảng 380 – 200 nm là vùng tử ngoại gần. 
  • Vùng có bước sóng từ trong khoảng 200 – 10 nm la vùng tử ngoại xa hay còn được gọi là vùng tử ngoại chân.

Tia UV có ở đâu?

Chắc hẳn ai cũng biết, tia UV là loại tia mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, ở một số loại động vật thì chúng cũng có thể nhìn thấy hoặc với một số loại trái cây với màu sắc sặc sỡ cũng là một dấu hiệu để chúng ta có thể nhận thấy nơi đó có nhiều tia UV. Ở những khu vực có độ cao chênh lệch lớn so với mực nước biển hay khu vực nhiệt đới gần với xích đạo sẽ có lượng tia UV lớn hơn nhiều so với những khu vực thấp.

Phần lớn các tia UV được tỏa ra bởi mặt trời bởi 3 loại tia: UVA, UVB, UVC. Tức là, cứ có ánh sáng mặt trời thì sẽ có tia cực tím. Có thể nói, đây là dạng phổ biến mà chúng ta có thể biết được sự xuất hiện của tia UV. Bên cạnh đó, những mỏ hàn hay hang khoáng sản cũng được phát hiện là có khả năng phát ra tia UV.

Phân loại tia UV

Mức độ tia UV gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sẽ được chia làm 3 loại như sau:

  • Tia UVA (95% là tia nắng mặt trời với mức bước sóng từ 380 – 315 nm và còn được gọi là ánh sáng đen hay sóng dài.
  • Tia UVB với mức bước sóng trong khoảng 315 – 280 nm còn được gọi là sóng trung.
  • Tia UVC với bước sóng ngắn hơn 280 nm còn được gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng. Tia này thường không tới được trái đất vì đã bị lọc qua bầu khí quyển. 

Từ đây có thể thấy, 2 loại tia cực tím cơ bản chiếu được tới mặt đất là UVA và UVB.

tác hại tia uv với da
UVA và UVB là 2 loại tia có tác hại trực tiếp đối với con người

Tác động của tia UV đối với cơ thể con người là gì?

Tác hại và ảnh hưởng tới cơ thể con người

  • Tác hại tia UV với da là rất lớn. Việc tiếp xúc quá lâu với tia tử ngoại sẽ gây tổn thương và có nguy cơ ung thư da, đặc biệt đối với những người da trắng vốn ít hắc tố Melanin trong da khiến tia UV có thể đâm xuyên và gây hại mạnh hơn. Tia UV làm đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư như u hắc tố, ung thư liên bào đáy,…
  • Tuyến giáp, tuyến vú cũng ít nhiều chịu tác động nhiều của tia UV. Tuy nhiên những ảnh hưởng đến hai tuyến này vẫn đang cần được nghiên cứu cụ thể hơn.
  • Hệ thống miễn dịch cũng bị phá huỷ nếu thường xuyên tiếp xúc với UV. Việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và vai trò của các tế bào bạch cầu đến 24 giờ sau khi bạn tiếp xúc với ánh nắng. Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
tia uv có thể xuyên qua những gì
Tia UV có thể xuyên qua những gì?

Lợi ích của tia UV là gì?

Ở một phương diện khác thì các tia UV cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn trong cuộc sống của con người:

  • Thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể con người. Mặc dù vitamin D cũng có thể được bổ sung từ rất nhiều các loại thực phẩm như: dầu cá, nước trái cây, sữa,… nhưng nếu da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ là cách tốt nhất để tạo ra vitamin D.
  • Tia UV còn được ứng dụng trong quá trình điều trị các bệnh về da như: bệnh vảy nến. Tiếp xúc với tia UV sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da cũng như làm giảm triệu chứng bệnh.
  • Tia UV có thể giết chết các vi sinh vật như virus và vi khuẩn, rất hữu ích khi chúng ta phơi đồ lót và khăn mặt ngoài trời. Tia UV diệt khuẩn và virus bằng cách xuyên qua màng tế bào của chúng và làm phá hủy DNA cũng như ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên. Nhiều nơi còn sử dụng đèn diệt khuẩn UV để có thể khử trùng.
tia uv giúp cơ thể hấp thụ Vitamin D
Giúp cơ thể hấp thụ Vitamin D

Chỉ số tia UV ở mức bao nhiêu là có hại?

Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ có những tác hại khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thì:

  • Chỉ số UV dao động trong khoảng từ 0 – 2 được xem là thấp.
  • Chỉ số UV từ 8 đến 10 sẽ có thời gian gây bỏng là 25 phút.
  • Chỉ số UV từ 11 trở lên cực kỳ cao và rất nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thương da, mắt bị bỏng nếu chúng ta tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.

Các biện pháp để chống lại tia UV

  • Vào những ngày trời nắng gay gắt, cần mặc quần áo chống nắng dày dặn, che kín người. Nên chọn những loại quần áo có thể ngăn cản sự xuyên thấu của ánh sáng.
  • Dùng kem chống nắng có độ SPF (Sun Protection Factor) 15 hoặc cao hơn để có thể ngăn được cả hai loại tia tử ngoại UVB và UVA.
  • Đội nón có vành to vì nó có thể bảo vệ được toàn bộ phần khuôn mặt của bạn. 
  • Kính mắt cản tia UV có thể giúp bảo vệ cho đôi mắt và giúp chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Bạn không cần mua loại quá đắt tiền, nhưng nó phải có khả năng cản được 99 đến 100% tia tử ngoại UVA và UVB.
Mắt kính chống tia UV là gì?
Mắt kính chống tia UV là gì?
  • Không nên phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời quá lâu. Tia UV sẽ mạnh nhất khi mặt trời lên cao, trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều nên bạn cần hạn chế ra ngoài vào thời điểm này. Nếu bắt buộc phải ra đường thì cần che chắn cẩn thận.

Tác động của tia tử ngoại đến các vật chất và lĩnh vực khác

Bên cạnh những ứng dụng đã kể trên thì tia cực tím còn có những ứng dụng trong các lĩnh vực khác như:

  • Trong lĩnh vực y học, tia tử ngoại được ứng dụng để tiệt trùng các dụng cụ thự hiện phẫu thuật và chữa một số bệnh như bệnh còi xương.
  • Trong ngành công nghiệp thực phẩm, tia cực tím còn được sử dụng để tiệt trùng cho các loại thực phẩm trước khi thực hiện đóng gói.
  • Trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được ứng dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật dụng được làm bằng kim loại. Chỉ cần xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt đồ vật cho ngấm vào kẽ nứt rồi chiếu thẳng tia tử ngoại vào thì những chỗ đó sẽ sáng lên.

Qua bài viết trên đây, chắc bạn đã phần nào hiểu mức tia UV là gì rồi đúng không nào? Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn bảo vệ được sức khoẻ của mình trước những tác hại của loại tia này đối với con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *