Các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong môn Ngữ Văn THPT

Các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong môn Ngữ Văn THPT
Đánh giá

Đối với các bạn học sinh học chuyên văn nói riêng, tất cả các em học sinh đã và sẽ tham dự kì thi THPTQG nói riêng thì một trong những nội dung quan trọng trong kiến thức Ngữ Văn THPT mà các bạn học sinh cần nắm chắc đó là các biện pháp tu từ để có thể hoàn thành tốt bài thi ngữ văn trong kỳ thi THPTQG hàng năm. Vậy các biện pháp tu từ là gì? Chúng có tác dụng gì trong môn Ngữ Văn THPT? 

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật theo một cách đặc biệt, đó có thể là cách đặc biệt của ngôn ngữ về từ, câu hay văn bản nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt nhằm tạo ấn tượng với người đọc về một câu thơ, câu văn trong một tác phẩm văn học. 

Nhưng nếu chỉ nhận diện các biện pháp tu từ này thôi thì chưa đủ, để có thể trả lời được các câu hỏi liên quan đến các biện pháp tu từ trong bài tập ngữ pháp tiếng Việt, bạn cũng cần ghi nhớ vai trò của chúng trong các văn bản nghệ thuật. Hầu hết các tác phẩm được đưa vào chương trình thi vào lớp 10 hoặc đề thi THPTQG hàng năm cũng sẽ đều lựa chọn các tác phẩm văn học có chứa rất nhiều biện pháp tu từ để học sinh phân tích và nêu những suy ngẫm về tác phẩm đó, nên việc học và tìm hiểu thật kỹ các biện pháp tu từ ngay từ sớm sẽ là lợi thế đối với các bạn học sinh. Vậy những biện pháp tu từ đó là gì?

So sánh

So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu, so sánh sự vật này với một sự vật khác để tìm ra điểm giống nhau hoặc khác biệt nhau nhằm làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 

So sánh gồm những loại nào? 
So sánh gồm những loại nào?

Biện pháp so sánh gồm có 2 loại đó là:

– So sánh theo mức độ: so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng (hơn, kém…)

Ví dụ:

So sánh ngang bằng:

Ví dụ: Mẹ là cô giáo đầu tiên của em

So sánh không ngang bằng:

Ví dụ: Bạn Thơm lớp em thấp hơn em hẳn 1 cái đầu

– Theo đối tượng: So sánh khác loại, so sánh cùng loại, giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

Ví dụ:

– Mặt trời đỏ như hòn lửa

– Thân em như hạt mưa xa

Nhân hóa

Nhân hóa là gì
Nhân hóa là gì

Khái niệm:  Nhân hoá là biện pháp tu từ lấy những sự vật vô tri, vô giác miêu tả chúng mang những thuộc tính, tính cách, tâm trạng như con người, khiến cho chúng trở nên gần gũi và sinh động hơn. 

Phân loại:

– Dùng các đại từ nhân xưng của con người để gọi tên sự vật. 

Ví dụ: ông mặt trời, bé cún. cụ rùa…

– Dùng những từ miêu tả hoạt động, tính chất của con người để nói về sự vật/ con vật. 

Ví dụ: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”.

Ẩn dụ

Khái niệm: Là biện pháp gọi tên một sự vật ẩn đi bằng nên gọi sự vật hiện tượng khác dựa trên cơ chế tương đồng (cùng mang nét nghĩa),  nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho chủ thể nhắc đến trong câu.

Có những hình thức ẩn dụ nào
Có những hình thức ẩn dụ nào

Phân loại:

Ẩn dụ hình thức (người tạo ra câu ẩn dụ đó cố tình ẩn đi một phần ý nghĩa câu và thay vào đó một vật khác có tính chất tương tự). 

Ví dụ: “Đầu đường lửa lựu lập lòe đơm bông” =>

Tác giả đã mượn màu đỏ của của lửa để miêu tả hoa Lựu. 

Ẩn dụ cách thức: vấn đề được người viết/ người nói sử dụng nhiều cách biểu đạt, nhằm diễn đạt một hàm ý nào đó. 

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” => Thông qua cách biểu đạt “kẻ trồng cây” trong trường hợp này được hiểu là người lao động, người nói muốn ám chỉ những người đã có công tạo ra thành quả trái ngọt của ngày hôm nay mà chúng ta đang hưởng. 

Ẩn dụ phẩm chất: dùng một phẩm chất tiêu biểu của sự vật/con người để thay thế cho một sự vật hiện tượng khác dựa trên cơ chế tương đồng. 

Ví dụ: Đầu mẹ tôi nay đã điểm hoa râm/ Lưng mẹ nay đã còng

Thông qua cách nói ẩn dụ này, người phát ngôn sẽ không cần phải công bố số tuổi của mẹ mình chính xác là bao nhiêu, mà chỉ cần thông qua dụng ý “đầu điểm hoa râm,” hoặc “lưng mẹ đã còng”.  Để mọi người có thể hiểu được rằng người mẹ được nhắc đến ở đây đã già. 

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là phương thức diễn đạt đặc điểm, tính chất của một sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được cảm nhận và miêu tả bằng giác quan khác. 

Ví dụ: Những ánh nắng giòn tan. 

Từ nắng giòn, khiến cho cảm nhận của con người thay đổi từ thị giác chuyển sang thính giác. Mang đến cảm giác nắng to, nắng đến mức làm khô hết mọi vật.

Xem thêm: 

Hoán dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ
Biện pháp tu từ hoán dụ

Khái niệm: là các biện pháp tu từ từ vựng bằng cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi, sự vật hiện tượng khác dựa trên cơ chế tương cận nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Phân loại:

– Lấy bộ phận chỉ toàn thể

 Ví dụ:Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”

Một con ngựa: đại diện cho hình ảnh đơn độc

Cả tàu: cả tàu ở đây để chỉ tinh thần đoàn kết của cả một tập thể. 

= > một con ngựa và cả tàu (chỉ số lượng cụ thể).

Con ngựa đau: khi một người gặp chuyện, vấn đề đau ốm

Bỏ cỏ: Cả nhóm sẽ không màn đến ăn uống. 

=> Điều này cũng giống như cách mà người thân quan tâm đến chúng ta, nếu chúng ta không may gặp vấn đề ốm đau, bố mẹ thường trăn trở suy nghĩ, thậm chí là bỏ bữa. 

Đảo ngữ

Biện pháp tu từ đảo ngữ
Biện pháp tu từ đảo ngữ

Khái niệm: là các biện pháp tu từ cú pháp bằng cách thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu. Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng về nội dung biểu đạt mà tác giả muốn người đọc chú ý đến. 

Ví dụ:        

“Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Tác giả của bài thơ đã đảo động từ “lom khom dưới núi”lên phía trước danh từ vài chú tiều (nhưng trong câu thơ trên đã được đảo thành tiều vài chú).

Liệt Kê

Biện pháp tu từ liệt kê
Biện pháp tu từ liệt kê

Khái niệm: là hình thức kể ra 1 chuỗi những danh từ, động từ giúp cho một khía cạnh, một tư tưởng hoặc một tình cảm được đầy đủ, rõ ràng hơn đến người đọc, người nghe. 

Tác dụng: nhằm nhấn mạnh nội dung hoặc diễn tả cụ thể hoặc đầy đủ một vấn đề nào đó. 

Ví dụ:

 “Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

Liệt kê tên các địa danh đã thắng được địch để miêu tả niềm vui chiến thắng. 

Nói giảm, nói tránh, nói quá

– Nói giảm nói tránh là các biện pháp tu từ từ vựng dùng cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ. 

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao bác ơi!”

– Nói quá là một biện pháp tu từ mà mức độ, quy mô cũng như tính chất của sự vật, hiện tượng được phóng đại lên gấp nhiều lần. Qua đó để tăng sức biểu cảm cũng như gây ấn tượng mạnh cho phát ngôn. 

Ví dụ: “Dân công đỏ đuốc từng đoàn/Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” – Thơ của Tố Hữu

Có thể thấy, câu thơ thứ 2 của đoạn trích trên, bước chân của đoàn quân đã được phóng đại với hình ảnh “nát đá” nhằm thể hiện sức mạnh và ý chí quyết tâm chiến đấu của dân quân tự vệ Việt Nam. 

Điệp ngữ

Là biện pháp tu từ mà trong đó từ hoặc cụm từ sẽ được lặp đi lặp lại trong câu nhiều lần để gia tăng hiệu quả diễn đạt; nhằm gây ấn tượng, nhấn mạnh hoặc gợi sự liên tưởng, nhịp điệu và cảm xúc cho đoạn văn. 

Điệp ngữ và điệp từ có giống nhau hay không?
Điệp ngữ và điệp từ có giống nhau hay không?

Ví dụ:

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.

Điệp từ “chúng được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi câu cũng giống như một lời tố cáo đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những âm mưu và tội ác man rợ mà thực dân Pháp đã thực hiện đối với người Việt Nam. 

Chơi chữ

Biện pháp tu từ chơi chữ
Biện pháp tu từ chơi chữ

Khái niệm: là hình thức người viết sử dụng những đặc sắc về âm, nghia nhằm tạo sắc thái mới lạ, hài hước cho câu văn thêm hấp dẫn, thú vị. 

Ví dụ: “Bà già đi chợ cầu đông/Xem một quẻ lấy chồng lợi chăng/Thầy bói gieo quẻ nói rằng/Lợi thì có lợi nhưng răng không còn” (ca dao Việt Nam).

Giải thích: Từ “lợi” ở vế thứ nhất trong câu mang ý nghĩa là lợi ích, còn từ “lợi” ở vế thứ 2 trong câu mang nghĩa là bộ phận của cơ thể. 

Các biện pháp tu từ khác

Câu hỏi tu từ: là biện pháp tu từ có hình thức giống như một câu hỏi nhưng lại không bắt người đọc phải trả lời mà chỉ có ý muốn nhấn mạnh hoặc diễn tả một ngụ ý nào đó nhằm bộc lộ hoặc tăng cường thể hiện cảm xúc, trạng thái. 

Ví dụ: Em ăn cơm chưa?

Ý nghĩa: trong trường hợp này thì cách hỏi trên là nhằm mục đích mở đầu câu chuyện thông qua cách quan tâm. Hoàn toàn không nhằm mục đích hỏi người kia đã ăn cơm thật hay chưa.  

Dấu chấm lửng:

Dấu chấm lửng hay còn được chúng ta thường gọi là dấu “ba chấm” được thêm vào cuối mỗi câu văn với ý muốn thể hiện rằng người viết vẫn chưa diễn đạt đầy đủ hết ý. 

Tác dụng: Tạo điểm nhấn hoặc gợi một sự lắng đọng của cảm xúc khi diễn đạt.

Ví dụ: Người đi xa, xa mãi…

Giải thích: dụng ý của tác giả khi đặt dấu “…” ở cuối câu nhằm mục đích thể hiện nỗi đau bị chia cắt. 

Hy vọng rằng, những kiến thức mà mayruaxe.org đã tổng hợp về tất cả các biện pháp tu từ thường gặp, sẽ có thể giúp các bạn học sinh có thể ôn tập và củng cố kiến thức ngữ pháp tiếng Việt một cách toàn diện. Co dù là bậc THCS hay bậc THPT. Chúc các bạn học sinh luôn học tập thật tốt và đạt được những kết quả cao nhất trong các kỳ thi.

Bên cạnh đó, bài viết này của chúng tôi cũng giải đáp cho những từ khóa sau: 

các biện pháp tu từ lớp 6
các biện pháp tu từ lớp 9
các biện pháp tu từ và ví dụ
các biện pháp tu từ ngữ âm
ôn tập các biện pháp tu từ lớp 6
ôn tập các biện pháp tu từ lớp 9
các biện pháp tu từ lớp 8
ôn tập các biện pháp tu từ
tổng hợp các biện pháp tu từ
các biện pháp tu từ và cách nhận biết
các biện pháp tu từ nghệ thuật
các biện pháp tu từ vựng
các biện pháp tu từ và hiệu quả
các biện pháp tu từ về câu
các biện pháp tu từ lớp 11
các biện pháp tu từ tiếng anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *