Chỉ từ là gì? Vai trò và cách dùng chỉ từ trong giao tiếp

Chỉ từ là gì? Vai trò và cách dùng chỉ từ trong giao tiếp
Đánh giá

Bạn có biết rằng, trong giao tiếp tiếng Việt, bên cạnh việc sử dụng các loại từ thì người Việt chúng ta còn sử dụng thêm chỉ từ. Mặc dù chỉ từ được sử dụng với tần suất liên tục và dày đặc, song lại rất ít người để ý và nhận ra chúng. Vậy hãy cùng mayruaxe.org tìm hiểu xem chỉ từ là gì, cũng như vai trò của loại từ này trong tiếng Việt nhé!

Chỉ từ là gì?

Chỉ từ trong tiếng Việt là loại từ có chức năng chỉ hoặc xác định vị trí của 1 sự vật trong một khoảng thời gian hoặc không gian được nói đến trong phát ngôn. Vì vậy mà người ta còn gọi chỉ từ bằng một cái tên khác đó là đại từ chỉ định.

Chỉ từ hay còn có tên gọi khác là đại từ chỉ định
Chỉ từ hay còn có tên gọi khác là đại từ chỉ định

Ví dụ: đây, này, kia, đó, đấy….

Trong ngữ pháp tiếng Việt, 2 nhóm từ chỉ định thường gặp nhất là:

  • Chỉ từ xác định vị trí của sự vật theo thời gian. 

Ví dụ: vào thời điểm đó, năm đó, ngày hôm ấy, dạo ấy…

  • Chỉ từ được sử dụng, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian.

Ví dụ: ngôi nhà nọ, quán ăn đó, nơi hẹn hò đó…

Vai trò của chỉ từ trong giao tiếp

Lý thuyết về chỉ từ đã chỉ ra vai trò của loại từ này cũng giống như cách dùng. Tuy nhiên, tùy theo ngữ cảnh cuộc giao tiếp mà chỉ từ có thể thay đổi hoặc chứa đựng hàm nghĩa phù hợp với dụng ý của người nói. 

Khi muốn xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian ta dùng chỉ từ
Khi muốn xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian ta dùng chỉ từ

Dưới đây là những vai trò mà chỉ từ đảm nhận khi đứng trong câu. 

Chỉ từ đóng vai trò là phụ ngữ trong cụm danh từ

Ví dụ: chiếc thuyền này chính là công cụ kiếm cơm của các gia đình làm nghề chài lưới. 

Chỉ từ trong ví dụ trên chính là từ “này”, từ này đứng sau và bổ nghĩa cho danh từ “chiếc thuyền”. Qua đó, chúng ta có thể xác định được không gian được nói đến trong câu trên là gì, dựa vào gợi ý về chỉ từ. 

Chỉ từ là trạng ngữ trong câu

Ví dụ: tối thứ 7 đó, tôi tình cờ thấy bồ của bạn tôi đi với người con gái khác. 

Từ “đó” trong ví dụ vừa nếu trên chính là chỉ từ đóng vai trò làm trạng ngữ, chỉ từ “đó” được đưa vào ví dụ trên nhằm bổ nghĩa cho “tối thứ 7”. 

Chỉ từ làm chủ ngữ trong câu

Ví dụ: Đó là biểu hiện của sự lươn lẹo.

Có thể thấy, từ “đó” được nhắc đến trong ví dụ trên không chỉ đơn thuần là một chủ ngữ mà còn đóng vai trò là chỉ từ dùng để xác định một hiện tượng/sự vật được nhắc đến trong phát ngôn. 

Như vậy, chúng ta có thể thấy, chỉ từ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong công và đảm nhận nhiều vai trò. Vì vậy, để có thể phân tích chính xác ý nghĩa của câu và hiệu quả truyền tải thông tin mà người viết hoặc người nói muốn gửi gắm qua các chỉ từ, người đọc/ người nghe cần nắm được các vai trò trên của chỉ từ.

Xem thêm bài viết liên quan: 

Cách dùng chỉ từ đúng với ngữ cảnh giao tiếp

Trong một số tình huống giao tiếp, cụ thể là tình huống mà người nói muốn nhấn mạnh ý nghĩa thì chỉ từ sẽ là biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong câu. Ngoài ra, trong một số thể loại văn chương, các tác giả cũng đã vận dụng chỉ từ một cách linh hoạt vào các sáng tác của mình. Khi chúng ta có thể hiểu và vận dụng chỉ từ một cách thích hợp vào các cuộc giao tiếp hoặc các tác phẩm văn thơ, quá trình giao tiếp hoặc sáng tác của bạn sẽ trở nên linh động hơn.

Cách sử dụng chỉ từ trong giao tiếp
Cách sử dụng chỉ từ trong giao tiếp

Sử dụng chỉ từ trong giao tiếp đời thường

Ví dụ:

  1. “Ngôi trường này có phải là nơi em từng học hay không?

=> Chỉ từ “này” trong ví dụ trên đóng vai trò là bổ ngữ cho cụm danh từ. 

  1. Mai kia, con cũng sẽ lớn khôn và trưởng thành, nhưng hãy nhớ rằng, con dù có lớn và trở thành ai đi nữa, thì mẹ vẫn sẽ luôn yêu con. 

=> Chỉ từ “kia” trong ví dụ vừa nếu đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu.

  1. Con nhà đấy nghe nói mới đi du học bên Tây về, hèn gì nhìn nó khác bọn bằng tuổi nó ở làng mình thế!
  2. Con đó  nghe bảo là mới đi cải tạo về. 

=> Chỉ từ “đấy” và“đó” trong ví dụ số 4 và số 5 được sử dụng làm bổ ngữ cho chủ ngữ trong câu. 

Sử dụng chỉ từ như một biện pháp tu từ trong văn chương

Ví dụ:

“Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất”

Chỉ từ “này” và “đây” trong câu thơ trên của Xuân Diệu được đặt ở đầu câu thơ nhằm bổ ngữ cho danh từ “hoa” và “lá” đồng thời, đóng vai trò định vị sự vật trong không gian được nhắc đến. 

Hy vọng rằng, với những kiến thức tổng hợp về chỉ từ mà mayruaxe.org vừa chia sẻ, bạn đọc đã có hiểu hơn về cách sử dụng loại từ này, đồng thời biết được cách sử dụng chỉ từ sao cho đúng với ngữ cảnh giao tiếp cũng như vận dụng vào các bài tập làm văn trong chương trình THCS và THPT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *