Chổi máy đánh giày và những thông tin bạn cần biết

Chổi máy đánh giày và những thông tin bạn cần biết
5 (100%) 2 votes

Ngày nay, tại những gia đình, khách sạn và trung tâm thương mại… thì việc sử dụng thiết bị đánh giày là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Tuy máy móc hoạt động sau một thời gian dài vẫn tốt nhưng một số phụ kiện như chổi máy đánh giày dễ bị hao mòn trong suốt quá trình sử dụng. 

Những phụ tùng này cần phải được vệ sinh, thay thế để đảm bảo khả năng vận hành đều đặn mang đến hiệu quả làm sạch tốt nhất. Vậy có những loại chổi đánh giày nào? Đặc điểm của từng loại chổi đánh giày ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thông tin của phụ kiện giúp giữ gìn chổi luôn sạch sẽ, độ bền cao.

Đặc điểm mô tả của bộ chổi máy đánh giày

– Chổi của thiết bị đánh giày được chia làm hai loại là chổi đánh bụi và chổi đánh bóng.

– Chổi có chức năng đánh bóng được tạo thành từ những sợi tơ rất mảnh và mịn được kết hợp với máy đánh giày giúp cho việc đánh bóng đôi giày, đồng thời, những chất bẩn dính trên chổi không bị bết vào nhau trong suốt quá trình sử dụng.

– Đối với loại chổi làm sạch bụi có độ mềm mại cao, thích hợp trong việc làm sạch cát bụi bám trên giày mà không hề làm xước bề mặt da của những đôi giày.

chổi đánh giày của thiết bị máy đánh giày miniCác loại chổi của thiết bị đánh giày

– Với kết cấu của những sợi lông trên chổi được đan chặt vào lõi của chổi nên sợi lông của chổi không bị rơi rụng ra bên ngoài khi sử dụng.

– Theo như nhà sản xuất đưa ra quy định chung cho tất cả các loại máy đánh giày thì thì chổi màu đen được dùng để đánh giày đen, chổi màu trắng, ghi hoặc đỏ dùng để đánh những đôi giày màu.

Phân loại chổi của thiết bị đánh giày 

Phụ thuộc vào công dụng và thiết kế trên thiết bị của từng loại chổi mà người ta chia thành 3 loại chổi máy đánh giày với chức năng làm việc khác nhau.

Loại chổi đánh giày có khả năng làm sạch

Phụ tùng chổi này được sử dụng để loại bỏ các loại bụi bẩn ở trên giày trước khi đưa tới công đoạn đánh bóng. Chiếc chổi đánh bụi này được làm từ sợi lông cao cấp, mềm mại và bền bỉ, khi đánh giày không bị rung lông, làm trầy xước, bong tróc da của giày. Chổi đánh bụi giúp tăng khả năng làm sạch đôi giày một cách nhanh chóng. Bộ phận này thường được thiết kế ở 2 bên của mô tơ để sử dụng cho những đôi giày đen và giày màu riêng biệt. 

Chổi dùng để đánh đế

Cấu tạo của chiếc chổi này thường được làm từ những sợi cước nhỏ, cứng đặt dưới mặt thảm, giúp loại bỏ được bụi bẩn, cát đá, đất dính ở dưới đế của đôi giày. Phần đế của giày được làm sạch một cách tối đa, toàn diện và tránh để lại  vết giày trên sàn khi người mang giày bước đi. Tuy vậy, loại chổi đánh đế chỉ được trang bị ở một số thiết bị đánh giày chứ không phải dòng sản phẩm nào cũng có.

Mỗi loại chổi đánh giày đảm nhận chức năng riêngMỗi loại chổi đánh giày đảm nhận chức năng riêng

Chổi có chức năng đánh bóng

Loại chổi được tạo nên từ những sợi lông tơ mảnh, mịn, có độ bền cao. Trong suốt quá trình đánh giày, khi kết hợp chổi đánh bóng với xi thì chổi máy đánh giày sẽ không bị bết dính vào với nhau. Những sợi tơ được bện lại với nhau vô cùng chắc chắn ở lõi của chổi nên chổi đánh bóng luôn đảm bảo được 100% sợi không bị rơi rụng, không bị bám dính lại trên bề mặt của đôi giày trong khi thực hiện việc đánh bóng giày.

Do đó, với kết cấu của những sợi lông được đan chặt vào lõi của chổi nên các sợi lông chổi tuyệt đối không bị rơi rụng trong suốt quá trình trục quay. Hiện các loại máy móc đánh giày thường có 2 loại chổi. .

Có thể bạn quan tâm >>> Chức năng bàn chải đánh giày và cách chọn sản phẩm phù hợp

Đây là những chiếc chổi không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với thiết bị đánh giày. Nhiều người dùng thường nói chổi đánh giày là “cánh tay phải, tay trái” hỗ trợ đắc lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ để làm sạch đôi giày.

Chất liệu sử dụng để kết cấu thành chổi đánh giày từ lông mịnChất liệu sử dụng để kết cấu thành chổi đánh giày từ lông mịn

Hướng dẫn cách tháo lắp chổi ở máy đánh giày hiệu quả

Thay thế, lắp đặt chổi của thiết bị đánh giày là việc cực kỳ dễ dàng, mỗi người dùng đều có thể tự làm được điều đó thay vì nhờ đến sự giúp đỡ của đơn vị cung ứng thiết bị. Dựa trên 3 bước cơ bản sau đây, bạn dễ dàng tháo lắp chổi đánh bụi, đánh bóng nhanh chóng.

Bước 1: Tiến hành tháo chổi đánh bụi bẩn ra khỏi trục quay. Sau đó, bạn sử dụng tua vít để nới lỏng các loại ốc vít được gắn ở giữa trục động cơ và chổi. Tiếp theo, bạn xoay tua vít theo chiều ngược kim đồng hồ đến khi ốc rơi ra. Thực hiện việc đưa bộ chổi ra khỏi trục một cách nhẹ nhàng. 

Bước 2: Bạn thực hiện việc tháo chổi đánh bóng của thiết bị tương tự như đối với bên chổi đánh bụi bẩn. 

Bước 3: Người dùng lắp chổi mới để thay thế chiếc chổi cũ vào trục theo trình tự thao tác ngược lại với việc tháo chổi. Trong quá trình lắp chổi, bạn hãy chú ý giữ chặt ốc vít để việc cố định chổi được dễ dàng và đảm bảo sự an toàn cho các hoạt động của thiết bị sau này.

Chổi đánh giày cần được vệ sinh thường xuyênChổi đánh giày cần được vệ sinh thường xuyên

Trên đây là những thông tin cần thiết mà rất nhiều người sử dụng sản phẩm đánh giày đang quan tâm. Bạn chỉ cần biết về những loại chổi được bố trí trên thiết bị để từ đó sử dụng chổi máy đánh giày một cách hiệu quả, cũng như việc vệ sinh, lắp đặt, thay thế phụ tùng dễ dàng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *