Côn xe ô tô là gì? Cách chỉnh côn xe ô tô đơn giản, dễ hiểu

Côn xe ô tô là gì? Cách chỉnh côn xe ô tô đơn giản, dễ hiểu
5 (100%) 1 vote

Trong quá trình sử dụng xe ô tô, khá nhiều người gặp khó khăn trong việc điều chỉnh và sử dụng côn xe ô tô. Tuy nhiên đây là bộ phận tương đối quan trọng với những thao tác lái xe của bạn. Cùng tìm hiểu một số thông tin về côn xe và cách sử dụng côn xe hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Côn xe dành cho xe số sàn
Côn xe là bộ phận tương đối quan trọng cho xe

Côn xe ô tô là gì?

Côn xe ô tô hay còn được nhiều người biết đến là phần trung gian nối giữa động cơ, hộp số và bánh xe. Đây chính là bộ phận giúp bánh xe có thể hoạt động ngay cả khi động cơ ngừng hoạt động.

Tác dụng của côn xe ô tô là gì?

Ví dụ nếu không có côn xe, bánh xe sẽ được gắn trực tiếp với động cơ vì vậy nếu động cơ dừng sẽ kéo theo bánh xe cũng ngừng hẳn khiến xe không thể di chuyển. Ngược lại khi xe được trang bị côn xe, xe hoàn toàn có thể hoạt động bình thường ngay cả khi động cơ xe không hoạt động. Điều này vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu vừa bảo vệ tuổi thọ động cơ do không cần làm việc quá nhiều. Côn xe được coi như một công tắc có tác dụng đóng hoặc mở kết nối giữa bánh xe và máy xe.

Không phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo côn xe, nhìn chung khi mới bắt đầu khá nhiều người gặp khó khăn khi điều khiển bộ phận này. Xe có thể gặp tình trạng hay bị chết máy, xe bị tụt dốc trong bài tập đề-pa lên dốc hay việc vào số xe khá khó khăn nếu bạn chưa đạp hết chân côn khi bạn chưa thực sự sử dụng thành thạo chân côn.

Cấu tạo của côn xe ô tô

Về cấu tạo, côn xe ô tô bao gồm 4 bộ phận là vòng bi cắt ly hợp, nắp ly hợp, xy lanh cắt ly hợp  và đĩa ly hợp.

Cấu tạo của côn xe
Cấu tạo của côn xe

Khi người lái tiến hành đạp côn xe, thao tác này khiến 2 bánh đà tách nhau thì chỉ trục động cơ quay còn trục còn lại đừng yên. Tuy nhiên khi bạn nhả côn khiến 2 bánh đà chạm nhau tạo ra ma sát làm cho  trục kia quay từ đó tác động khiến bánh xe chuyển động.

Cách sử dụng côn xe ô tô

Khi sử dụng côn xe ô tô nó cho phép bạn kiểm soát tốc độ xe chạy. Khi tập lái xe ô tô chắc hẳn bạn sẽ được thực hành các bài tập như:

  • Khởi hành và dừng xe
  • Chạy xe bằng côn hay còn được hiểu là cho xe chạy với tốc độ thật chậm mà xe không bị chết máy
  • Đề-pa trên dốc

Đây cũng chính là những thao tác bạn sẽ phải thực hiện khi thi lấy bằng lái xe ô tô. Khá nhiều người gặp khó khăn trong việc điều khiển côn xe, tuy nhiên khi bạn đã nắm được nguyên lý hoạt động và cách thức điều khiển côn xe bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi thao tác.

Cách sử dụng côn xe
Thao tác chân với côn xe

Để luyện tập bạn nên tìm những đoạn đường bằng và vắng người qua lại. Khi tập xe có thể nhờ thầy giáo hoặc người thân có kiến thức, biết cách lái xe để được chỉ dạy cũng như đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người. Lưu ý gắn biển tập lái trên xe để mọi người biết và nhường đường cho mình nhé!

Để bắt đầu luyện tập bạn tiến hành nổ máy xe, thắt dây an toàn sau đó hạ hết phanh tay. Phần ghế ngồi cần phải điều chỉnh cho phù hợp, chân cần có sự thoải mái khi đạp hết chân côn và chân phanh tránh để cân bị với khi thao tác.

Sau khi điều chỉnh ghế cũng như các thao tác trên, bạn tiến hành đạp hết côn rồi vào số 1. Sau đó nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, lực tác dụng khiến vòng tua lên được khoảng 1500 vòng/ phút là đủ. Tiến hành nhả nhẹ chân côn từ từ sau khi đã thực hiện các bước trên. Bạn sẽ cảm thấy xe hơi rung lắc nhẹ khi bắt đầu chuyển động  đó là lúc lá côn tiếp xúc với tang trống hay còn gọi là điểm bám côn. Điểm bám côn không  cố định mà tùy vào mỗi loại xe, thông thường điểm bám côn được xác định là vị trí khi bạn nhả chân côn được khoảng 1/3 hành trình.

Bàn đạp côn xe ô tô
Côn xe trên ô tô

Sau khi đã thực hành những thao tác để khởi động và di chuyển xe qua chân côn bạn tiếp tục với bài học phanh để xe dừng mà không khiến xe bị chết máy. Khi côn đã bám, xe chuyển động từ từ bạn tiến hành đạp hết côn và tác động nhẹ vào phanh để tác động cho xe dừng lại.  Khi đã nắm được hết các bước trên, bạn tiến hành lặp lại để cảm nhận rõ hơn vị trí côn bắt đầu bám cũng như thao tác trơn tru, chính xác hơn.

Sau khi đã thao tác khiến xe khởi động cũng như dừng hẳn, bạn có thể luyện tập đến bài tập tiếp theo là điều khiển cho xe di chuyển. Thay vì bạn đạp hết chân côn và phanh cho xe dừng lại bạn có thể đạp nhẹ chân côn để xe chuyển động chậm dần hoặc thả nhẹ chân côn cho xe tiếp tục di chuyển.

Cách chỉnh côn xe ô tô đơn giản và dễ hiểu nhất

Côn xe ô tô là bộ phận tương đối quan trọng với xe ô tô, đây là bộ phận tác động trực tiếp đến thao tác tăng tốc hay dừng xe của bạn. Bởi vậy bạn nên để ý tình trạng hoạt động của côn xe để có thể phát hiện hỏng hóc và sửa chữa kịp thời.

Cách chỉnh côn xe ô tô
Thao tác bảo dưỡng côn xe bởi máy móc chuyên nghiệp

Khi tham gia lái xe, chắc hẳn bạn sẽ rơi vào 5 trường hợp dưới đây vì hầu như các côn xe đều vấp phải các triệu chứng hỏng hóc. Để đối mặt và xử lý tốt khi rơi vào những tình huống này thì bạn cần đọc kỹ những tin tức ở dưới để từ đó nắm được cách chỉnh côn xe ô tô dễ dàng:

Có tiếng kêu khi bạn đạp côn

Khi bạn đạp côn mà bỗng nhiên xuất hiện tiếng kêu thì nguyên nhân chính là do vòng bi “T” (ngắt ly hợp) bị hỏng, mòn hoặc cũng có thể là thiếu mỡ bôi trơn. Nếu vậy thì bạn hãy tiến hành thay vòng bi và bổ sung mỡ bôi trơn

Cách kiểm tra và điều chỉnh côn trong trường hợp này cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần khởi động động cơ, cài số rồi nhả ½ hành trình bàn đạp côn thấy xe chuyển động cực êm, không bị giật lại hay xe tăng ga vút nhanh thì chứng tỏ rằng côn vẫn hoạt động vô cùng tốt.

Khởi động xe khi kẹt chân côn

Hầu hết những xe ô tô đời cũ sẽ khởi động mà không cần chạm đến chân côn khi ở trong trường hợp số đã cài. Để có thể khởi động xe bị kẹt chân côn và điều chỉnh thì bạn cần vặn chìa khóa, mô tơ khởi động lúc này sẽ làm quay động cơ, xe sẽ bị giật về phía trước nếu như đang cài số, lúc này nhẹ ga thì xe sẽ lăn bánh.

Cách chỉnh côn xe ô tô
Côn xe ô tô bị kẹt khi khởi động

Với những xe đời mới, thiết kế theo kiểu hiện đại hơn thì sẽ có công tắc điện ở chân côn, công tắc này chỉ đóng khi mà người lái thực hiện đạp và cho phép xe khởi động. Nếu như bạn nhả côn và điều chỉnh khi mô tơ khởi động sẽ làm quay động cơ nên người lái cần giữ một lúc, xe sẽ đi ngay sau đó.

Nếu như rơi vào trường hợp xe chưa vào số mà lại kẹt chân côn thì lúc này bạn cần khởi động và tăng tốc xe bằng cách ép cần số vào số 1. Lúc này, hộp số sẽ từ chối nhưng lực ép vào cần số sẽ tạo ra ma sát làm đồng bộ giữa bánh răng đang quay và xe sẽ di chuyển từ từ. Khi tốc độ xe đã đủ với tốc độ yêu cầu cho số 1 của động cơ thì số sẽ trượt vào và xe chạy như bình thường.

Đạp côn nặng

Khi lái xe thì cảm nhận đầu tiên khi điều khiển đó chính là côn và số có nhẹ hay không. Nếu như bạn dùng bộ trợ lực côn khi vào số thì cần phải cố gắng lắm mới đạp được côn thì nguyên nhân sẽ đến từ việc hệ thống điều khiển ly hợp của xe có khả năng bị thiếu dầu.

Khi rơi vào tình huống này thì cách tốt nhất đó chính là đưa xe vào gara để bổ sung thêm dầu vào hệ thống, giúp cho xe ô tô vận hành một cách êm mượt hơn.

Nhả côn, xe giật

Nếu như sau khi tiến hành cài số, buông chân côn, động cơ của xe bị giật và rung mạnh thì chứng tỏ sự kết nối của bộ ly hợp không êm. Nguyên nhân có thể là do chỉnh chân xe ô tô không chuẩn cũng như 1 chi tiết nào đó của bộ ly hợp bị vỡ. Lúc này bạn hãy đem đến gara tin cậy để thợ điều chỉnh côn để tham gia lái xe an toàn.

Tuy nhiên việc điều chỉnh côn xe sẽ tác động không nhỏ đến độ chính xác của xe khi thao tác tăng tốc hay phanh xe.  Vì vậy nếu không thực sự tự tin vào khả năng của mình tốt  nhất hãy đem xe đến những trung tâm uy tín để có thể được sửa chữa tốt nhất có thể.  Lưu ý đến tình trạng bụi bặm cũng như vấn đề  dầu tại những bộ phận như chân côn và chân phanh, bởi nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chúng.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn cách đi xe số sàn không bị giật dành cho người mới

Trên đây là một số thông tin về côn xe ô tô mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Mong rằng bài  viết trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *