Công giáo là gì? Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của công giáo

Công giáo là gì? Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của công giáo
Đánh giá

Tôn giáo là một đức tin luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, với nhiều hình thức như: Công giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo… Song nhiều người vẫn thường nhầm tưởng Công Giáo và Thiên chúa giáo là một. Vậy bài viết này chúng ta hãy cùng mayruaxe.org làm sáng tỏ hiểu lầm trên bằng cách tìm hiểu xem Công Giáo là gì? Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của tôn giáo này nhé!

Công giáo là gì?

Trước khi gia nhập tôn giáo này, nhiều người thường thắc mắc không biết cái tên Công giáo có ý nghĩa gì?. Đạo Công Giáo (Catholic) là một tổ chức đem tin vui hoặc phúc âm của chúa Giê Su Kitô đến cho mọi người, để con người được phúc âm hóa, biết san sẻ tình yêu thương và hạnh phúc đến cho nhau. 

Những người theo đạo Công giáo sẽ được soi sáng sức mạnh và sức sống của Thiên Chúa, từ Sách Thành và Thánh Truyền. Người có niềm tin vào Thiên Chúa sẽ luôn được bảo vệ và che chở, có một trái tim sống đầy yêu thương, luôn có những tin vui và phước lành, có thể cứu vớt những tâm hồn tội lỗi.

Công giáo là gì
Công giáo là gì

Dù loài người có thể không phục Thiên Chúa nhưng Chúa luôn muốn cứu con người khỏi những tội lỗi. Vậy nên Chúa Giê su đã đến thế gian này để mang lại bình an, niềm vui cho mọi người. Không chỉ vậy, Đức Giê Su còn có công thiết lập nên giáo hội Công giáo để sau khi công việc cứu rỗi của người ở trần gian kết thúc, các thành viên trong giáo hội sẽ tiếp tục thay người làm công việc loan báo Phúc âm của Chúa cho mọi người; tập trung và quy tụ họ vào giáo hội để họ có thể sẻ chia hạnh phúc với Thiên Chúa.

Hôn nhân trong Công Giáo được gọi là “Bí tích hôn phối”, là sự nên duyên và sống chúng giữa nam và nữ thông qua giáo quyến mà chúng ta vẫn gọi đó là mối quan hệ vợ chồng. 

Quan điểm của Công Giáo cho rằng, sự tác hợp này là vĩnh viễn và là duy nhất trong cuộc đời 2 người tham gia phối ngẫu. Cụ thể, toàn bộ giáo lý được quy định từ điều 1055 đến 1065 trong Giáo Luật Công Giáo. Trong hôn nhân của người Công Giáo thì vấn đề sinh sản và giáo dưỡng con cái cũng được coi là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu của cuộc hôn nhân. Vì vậy, nếu một người Công Giáo kết hôn, dù cho vợ hoặc chồng của họ là người cùng đạo hay ngoại đạo. Trước khi chính thức trở thành vợ chồng, cả 2 sẽ phải có một khoảng thời gian đi học đạo công giáo về hôn nhân. 

Hôn nhân Công Giáo là gì?
Hôn nhân Công Giáo là gì?

Công giáo La Mã là gì?

Công giáo La Mã là một Giáo hội do một Giáo hoàng đứng đầu. Điểm khác biệt chủ yếu giữa Công giáo và Công giáo La Mã chính là người Công giáo La mã sẽ sử dụng các nghi thức Latinh, trong khi đó người Công Giáo chính thống lại sử dụng các nghi thức Byzantine. Khái niệm Công giáo La Mã được sử dụng như một từ để phân biệt nó với các loại nhà thờ khác.

Nguồn gốc của đạo Công Giáo

Tên gọi Công giáo có nguồn gốc từ Hy Lạp, có ý nghĩa phổ quát nhằm chỉ một tôn giáo dành cho tất cả mọi dân tộc. Công giáo bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 17, dưới thời Nguyễn và có tên gọi là đạo Da Tô. 

Đạo Công Giáo có từ khi nào?
Đạo Công Giáo có từ khi nào?

Giới thiệu về Giáo hội Công Giáo

Xét về cơ cấu tổ chức, Cộng đồng Công Giáo (Giáo hội) có một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, lâu dài, ổn định và có sự thống nhất. Cộng đồng này được gọi là Giáo hội Công Giáo, được tổ chức theo 3 cấp hành chính chính thức là: Giáo triều Rô ma => Giáo phận => Giáo Xứ

Giáo triều Rô-ma: Có cơ quan điều hành trung ương của Giáo hội Công Giáo và Toà thánh Vatican. Bên trong cơ quan này là hệ thống gồm: Phủ Quốc Vụ Khanh – phụ trách liên lạc giữa Giáo hội với các quốc gia và đảm nhận những công việc thường vụ của Giáo hội. 09 Bộ của tòa thánh, chịu trách nhiệm nhất định về một số lĩnh vực của đời sống. 12 hội đồng tòa Thánh: những bộ phận chuyên tìm kiếm và nghiên cứu những lĩnh vực quan trọng. 3 văn phòng đảm nhận công việc quản lý tài chính và điều hành công việc của Tòa Thánh. 3 Toà Án được thành lập để giải quyết những công việc liên quan đến Ân Tín, Xá giải và Hôn Phối. 

– Giáo phận: là một tập hợp bao gồm nhiều Giáo xứ hợp lại, đồng thời là cấp hành chính chính thức của Giáo hội trực thuộc Toà Thánh Vatican về mọi mặt như: thay đổi hoặc bãi bỏ một Giáo hội địa phương do Giáo Hoàng quyết định. Cai quản Giáo phận là một Giám mục (Giám mục là một chức sắc được phong theo Giáo luật, người được phong Giám mục sẽ có tất cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi tôn giáo).

– Giáo xứ: Là đơn vị có tư cách Pháp nhân cuối cùng của Giáo hội. Người đứng đầu giáo hội là Linh mục do Giám mục giáo phận bổ nhiệm và dưới quyền Giám mục giáo phận. Linh mục có thể cai quản nhiều giáo xứ trong điều kiện thiếu Linh mục. Ngoài ra, trong trường hợp có nhiều linh mục thì một linh mục có thể coi sóc một hoặc nhiều giáo họ. Một giáo xứ cũng có thể có nhiều giáo họ. 

Bên cạnh các tổ chức hành chính với những vai trò và nhiệm vụ riêng thì Đạo Công Giáo còn sở hữu một hệ thống các dòng tu. Dòng tu được định nghĩa trong Giáo Luật là những cộng đồng tín hữu từ bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến trọn đời cho công cuộc xây dựng Giáo hội và cứu rỗi cho nhân loại. 

Đặc điểm của các dòng tu là các tín hữu khi chấp nhận sống tận hiến và tu trong các dòng này sẽ phải điều chỉnh đời sống của mình sao cho phù hợp với luật riêng của Tu hội. Đồng thời phải giữ trọn các lời khuyên của Phúc âm như đã tuyên hứa theo quy định của Luật Công Giáo năm 1983.

Xem thêm: Ý nghĩa các con số trong phong thủy và đời sống

Công giáo Việt Nam hình thành từ khi nào?

Cách duy nhất để xác định được nguồn gốc bắt đầu của Đạo Công giáo ở Việt Nam chính là căn cứ vào tiến trình phát triển của lịch sử ở Việt Nam. Từ Cơ Đốc giáo được chia ra thành Thống giáo, Đông Phương rồi sau đó là Kháng cách. Tất cả những nhánh tôn giáo này ở Việt Nam đều cùng thờ phụng một đấng tối cao là Thiên chúa giáo. Chính Chúa là người đã dám xả thân mình để xóa bỏ lỗi lầm của người trong giáo hội nên Chúa được coi là người đã cứu lấy cuộc đời của dân chúng. 

Công giáo Rôma được xem là 1 trong 3 nhánh của đạo Thiên Chúa Giáo được truyền bá vào Việt Nam đầu tiên. Vì người đứng đầu tôn giáo này rất được nhân dân thờ kính và suy tôn là Thiên chủ giáo nên cái tên Đạo Công Giáo đã được lưu giữ và truyền bá cho tới tận bây giờ.  

Công giáo thờ ai?

Đạo Công giáo, bên cạnh một số điểm tương đồng với phong tục thờ cúng của người Việt thì cũng có những nét riêng biệt. Vậy cụ thể những nét riêng biệt đó là gì?

Nếu như đạo Phật thờ ba vị Phật là Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, thì Đạo Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa. Theo tư tưởng của Công Giáo thì Thiên Chúa chính là một đấng tối cao – là cái nôi sinh ra vạn vật – là người tạo ra trời đất vũ trụ muôn loại, mang đến sự tồn tại của dòng tộc những người theo đạo, luôn che chở và bảo vệ cho gia tộc của những người đó để hướng đến những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đó chính là lí do khi bạn đến nhà của những gia đình theo Công giáo, sẽ thấy bức tượng của Thiên Chúa được đặt ở những nơi cao nhất, với ý nghĩa luôn nhắc nhở bản thân các thành viên trong gia đình hãy luôn nhớ tới Thiên Chúa và ghi nhớ công ơn của Ngài.

Đạo Công giáo cho rằng linh hồn và thể xác của một con người luôn tồn tại một cách riêng biệt (con người khi đã khuất sẽ đi về nơi linh hồn phải cư ngụ, đó có thể là thiên đàng hoặc địa ngục). Nếu khi còn sống ở nhân gian bạn sống tốt đời đẹp đạo thì sau khi chết, Chúa sẽ dẫn bạn đến nơi Thiên Đàng – nơi ánh sáng, phước lành của Chúa được lan toả. 

Ngược lại, nếu khi sống bạn làm nhiều việc ác, sai trái thì bạn sẽ phải xuống địa ngục để sửa sai và nhận lỗi, đó chính là việc phụng sự theo ý của Chúa. Do đó, để bày tỏ lòng biết ơn của người ở lại với những gì mà người đã khuất đã làm cùng Thiên Chúa, thì người còn sống cũng sẽ thờ cúng những người đã khuất. Tục lệ này của người theo đạo Công Giáo được hình thành dựa trên những lời dạy của Kinh Thánh. Kinh Thánh luôn dạy người ta sống theo lẽ phải, dạy chúng ta cách làm người, vậy nên các tín đồ của đạo Công Giáo luôn có niềm tin vào Kinh Thánh. 

Vậy là bài viết này mayruaxe.org đã cùng bạn đọc tìm hiểu về một trong những tôn giáo phổ biến nhất thế giới đó là Công Giáo. Hy vọng rằng, bạn đọc giờ đây đã có thể nắm được định nghĩa công giáo là gì cũng như lịch sử hình thành Công Giáo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cần được giải đáp, bạn đọc vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết để chúng mình có thể cùng nhau tìm hiểu và giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *