Tỉ số truyền là gì? Cách tính tỉ số truyền bánh răng

Tỉ số truyền là gì? Cách tính tỉ số truyền bánh răng
4 (80%) 2 votes

Cụm từ tỉ số truyền, tỉ số truyền bánh răng là những cụm từ thường gặp trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu  rõ về cụm từ này. Vậy tỉ số truyền là gì? Đại lượng này được tính dựa trên công thức gì? Những thông tin được chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên. Đừng bỏ qua nhé!

Tỉ số truyền là gì?

Cách đơn giản nhất để hiểu về tỉ số truyền chính là quy tắc “ Lợi về lực thì thiệt về đường đi và ngược lại” . Đây là đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa lực tác dụng và tác dụng của lực.

Tỉ số truyền là gì?
Hệ thống truyền động bánh răng và ứng dụng trong cuộc sống hiện nay

Ngày nay tỉ số truyền được ứng dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ví dụ như hệ thống truyền động trên phương tiện di chuyển và quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất. Cùng lấy một ví dụ để hiểu rõ hơn nhé!

Ví dụ với 2 bánh răng A và B, trong đó bánh răng A có số răng chỉ bằng 1 nửa số răng B. Vì bánh răng B có kích thước cùng khối lượng lớn hơn bánh răng A rất nhiều, do đó để kéo B di chuyển, liệu rằng chúng ta cần tác động vào A một lực cực kỳ lớn phải không?

Câu trả lời là không, nếu chúng ta ứng dụng tỉ số truyền vào trường hợp này, việc di chuyển B sẽ được thực hiện cực kỳ đơn giản. A có số răng chỉ bằng 1 nửa của B do vậy để di chuyển B, chúng ta cần quay A 2 vòng. Khi đó lực tác động được chia đều làm 2 lần quay. Nhờ vậy thay vì phải dùng lực khổng lồ cho 1 lần quay bạn có thể chia nhỏ lực để việc di chuyển B được thực hiện dễ dàng hơn.

Công thức tính tỉ số truyền
Hệ thống bánh răng được sử dụng cho xe đạp

Vì vậy xe đạp có thiết kế hộp xích với bánh răng to ở trên cùng  bánh răng nhỏ ở phía dưới để khi bạn tác động quay 1 vòng đạp sẽ khiến bánh răng phía sau quay đến 2, 3 vòng. Qua đó chỉ với 1 vòng đạp có thể giúp chiếc xe di chuyển từ  đến 3 vòng bánh xe cực kỳ đơn giản cùng hiệu quả cao.

Cách tính tỉ số truyền bánh răng cực kỳ đơn giản

Tỉ số truyền được xem là một trong những ứng dụng cực kỳ tuyệt vời trong cuộc sống của chúng ta. Vây tỉ số truyền được tính dựa trên công thức nào?

TST = TC/SC

Trong đó:

TST: Tỉ số truyền

SC: Được gọi là sơ cấp, là số bánh răng của bánh răng được ta tác dụng lực.

TC: Là thứ cấp, thể hiện số bánh răng của bánh răng còn lại.

Cách tính tỉ số truyền bánh răng
Cách tính tỉ số truyền bánh răng cực kỳ đơn giản

Với ví dụ trên A sẽ là bánh răng sơ cấp còn B sẽ là bánh răng thứ cấp. TSC của ví dụ bằng 2 có nghĩa là chúng ta sẽ mang về lợi về lực gấp 2 lần. Hiểu một cách đơn giản khi ta tác động lực 2kg sẽ có thể nâng được lực lên tới 4kg cực kỳ đơn giản mà không tốn quá nhiều sức lực. Khi tỉ số truyền lớn hơn 1 có nghĩa là chúng ta đang được lợi về lực và ngược lại nếu TST <1 có nghĩa là chúng ta đang được lợi về đường đi.

Một số loại tỉ số truyền bánh răng được sử dụng trên xe máy

Nếu như trên xe đạp chỉ được sử dụng 2 bánh răng đơn giản cho quá trình vận hành thì đối với xe máy, hệ thống bánh răng được sử dụng tương đối phức tạp. Để phân biệt đâu là bánh răng sơ cấp, đâu là bánh răng thứ cấp người ta quy định như sau:

Bánh răng sơ cấp là bánh truyền động từ nguồn phát ra lực còn bánh răng thứ cấp là bánh truyền động tới bộ phận kế tiếp hoặc bánh xe. Hay càng gần nguồn phát thì được gọi là sơ cấp và càng gần đích sẽ được gọi là thứ cấp. Một số tỉ số truyền bánh răng được sử dụng trên xe máy có thể kể đến như:

  • Tỉ số truyền của cặp bánh răng nhông hú
  • Tỉ số truyền của từng cặp bánh răng trong hộp số
  • Tỉ số truyền của cặp nhông dĩa của bộ nhông sên dĩa

Có thể bạn quan tâm:

Bật mí cách tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc

Trên đây là một số thông tin về tỉ số truyền, công thức tính tỉ số truyền  bánh răng cũng như những tỉ số truyền bánh răng được sử dụng trên xe máy. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và tham khảo thông tin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *