Giải đáp: Trái đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

Giải đáp: Trái đất được cấu tạo bởi mấy lớp?
Đánh giá

Trái Đất là hành tinh ẩn chứa nhiều điều thú vị. Cấu tạo của Trái Đất luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp? Đó là những lớp nào? Vai trò của từng lớp đó ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn lý giải về cấu trúc của Trái Đất. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

Trái Đất là hành tinh thứ 3 tính từ phía Mặt Trời, và hiện đang là hành tinh có sự sống. Trái Đất hay còn gọi là hành tinh xanh, nơi có tới ¾ diện tích là đại dương. Trái Đất có rất nhiều điều kỳ thú mà con người vẫn đang dần khám phá. Một trong những câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất đó là cấu tạo của Trái Đất là gì? Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp? 

Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?
Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

Theo nhiều nghiên cứu, các nhà thiên văn học đã chỉ ra rằng Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp. Từ ngoài vào trong lần lượt là: Lớp vỏ Trái Đất, lớp manti và lớp lõi Trái Đất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo và đặc điểm của 3 lớp vật chất tạo nên Trái Đất là gì nhé.

Vỏ Trái Đất

Vỏ Trái Đất chính là lớp ngoài cùng của Trái Đất. Vỏ Trái Đất là một lớp mỏng cứng bao phủ lên toàn bộ bề mặt Trái Đất. Dựa vào sự khác nhau giữa thành phần cấu tạo, độ dày, đặc điểm người ta phân vỏ Trái Đất thành hai loại chính, đó là: Vỏ lục địa và vỏ đại dương. 

Về trọng lượng, lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 1% tổng trọng lượng của Trái Đất. Trong đó, thành phần vỏ đại dương chiếm nhiều hơn vỏ lục địa. Độ dày của vỏ Trái Đất không có số đo cụ thể. Trên thực tế độ dày của lớp vỏ nằm trong khoảng dao động 5 km đến 70 km, tùy vào kiểu vỏ là lục địa hay vỏ đại dương. Độ dày ở phần vỏ đại dương luôn mỏng hơn độ dày ở phần vỏ lục địa.

Tuy chiếm phần trăm trọng lượng rất nhỏ tưởng chừng như không đáng kể, nhưng lớp vỏ Trái Đất lại vô cùng quan trọng đối với con người và thiên nhiên. Bởi chính lớp vỏ Trái Đất là nơi để chúng ta sinh sống, nơi để thiên nhiên phát triển.

 

Lớp vỏ Trái Đất có cấu tạo bởi nhiều tầng đá khác nhau. Ở tầng trên cùng, cấu tạo bởi các vật chất vụn, nhỏ bị nén chặt tạo nên, được gọi là tầng trầm tích. Tiếp đến là tầng granit gồm các loại đá nhẹ, được cấu tạo nên do sự đông đặc của các vật chất nóng chảy ở dưới sau của lớp vỏ Trái Đất. Cuối cùng là tầng badan gồm các loại đá nặng hơn. Tầng badan được hình thành bởi sự đông đặc của các vật chất bị nóng chảy phun trào lên mặt đất.

Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp
Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp

Lớp manti

Lớp manti là lớp nằm dưới lớp vỏ của Trái Đất, cách lớp vỏ một khoảng là 2900 km xuống dưới. Lớp manti chiếm khoảng 80% về thể tích và khoảng 5% tổng trọng lượng của Trái Đất. Lớp manti còn được gọi là bao manti có cấu tạo gồm hai tầng chính. 

Đặc điểm của lớp manti là càng đi sâu vào tâm Trái Đất, trạng thái vật chất của lớp manti càng có sự thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi diễn ra là do nhiệt độ và áp suất bên trong ngày càng lớn tạo ra sự biến đổi. 

Về trạng thái vật chất, phần trên cùng của lớp manti (đến độ sâu khoảng 100 km) luôn tồn tại ở thể cứng. Cùng với lớp vỏ Trái Đất, hai phần này được gọi chung là thạch quyển. Điểm đặc biệt của thạch quyển là khả năng trôi dạt của nó. 

Thạch quyển cũng là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong. Từ đó sinh ra các hoạt động kiến tạo bên ngoài làm thay đổi cấu trúc của bề mặt Trái Đất. Đó là lý do trên bề mặt Trái Đất hình thành các dạng lục địa khác nhau, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi lửa, …

Lõi Trái Đất

Hình ảnh lớp lõi Trái Đất
Hình ảnh lớp lõi Trái Đất

Lõi Trái Đất là lớp bên trong cùng, có độ dày khoảng 3470 km. Thành phần chủ yếu cấu tạo nên lớp nhân Trái Đất là các kim loại nặng như sắt và niken. Tại phần lõi, nhiệt độ và áp suất luôn lớn hơn so với các lớp khác. Từ độ dày 2900 km đến 5100 km được xác định là nhân ngoài. Lớp này có nhiệt độ khoảng 5000 độ C, vì vậy dạng vật chất luôn tồn tại trong trạng thái lỏng. 

Từ độ dày 5100 km đến 6370 km được gọi là nhân trong. Phần nhân trong có áp suất rất cao lên tới khoảng 3 triệu đến 3,5 triệu áp mốt phe. Tuy nhiên vật chất ở phần nhân trong lại tồn tại ở trạng thái rắn. Lớp nhân Trái Đất chiếm trọng lượng lớn nhất so với hai lớp còn lại.

Lời kết

Trên đây là thông tin về 3 lớp cấu tạo nên Trái Đất của chúng ta. Thông qua bài viết các bạn đã biết được Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp và đặc điểm của từng lớp là như thế nào. Hy vọng những kiến thức thiên văn thú vị trong bài viết  của mayruaxe.org sẽ góp phần giúp bạn trong học tập và đời sống. Nếu còn thắc mắc muốn giải đáp, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *