Tụ điện dùng để làm gì?

Tụ điện dùng để làm gì?
3.5 (70%) 2 votes

Tụ điện là thuật ngữ mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hiện đại, nhất là đối với những người thường xuyên phải làm việc với máy móc, trang thiết bị. Tuy vậy, tụ điện là gì, tụ điện dùng để làm gì,… vẫn là những khái niệm còn khá xa lạ đối với đông đảo người dùng hiện nay.

Nếu băn khăn không biết tụ điện là gì? Tụ điện có tác dụng gì? Thì người dùng có thể tham khảo thông tin được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây để tìm đáp án cho câu hỏi của mình.

Tụ điện là gì?

Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động, được tạo bởi 2 bề mặt dẫn điện ngăn cách với nhau bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế giữa 2 bê mặt dẫn điện, các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu nhau. Sự tích tụ điện tích trên 2 bề mặt giúp tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng điện trường. Hiện nay, tụ điện được ứng dụng rộng rãi trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu điện xoay chiều.

Tụ điện
Các loại tụ điện hiện nay

Tụ điện có tác dụng gì?

Tác dụng tổng quát

Tụ điện có nhiều tác dụng đối với đời sống xã hội, cụ thể là:

– Tác dụng được biết đến nhiều nhất của tụ điện là khả năng lưu trữ năng lượng điện, điện tích hiệu quả. Nó được so sánh với khả năng lưu trữ của acquy. Tuy nhiên, tụ điện có ưu điểm hơn là lưu trữ điện năng mà không làm tiêu hao năng lượng điện.

– Bên cạnh đó, tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, đảm bảo khả năng dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt, khi điện dung của tụ điện càng lớn thì dung kháng càng nhỏ, hỗ trợ đắc lực cho điện áp lưu thông qua tụ điện.

Tác dụng của tụ điện
Tụ điện có nhiều công dụng đối với các thiết bị điện tử

– Tụ điện có khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều, cho điện áp xoay chiều lưu thông, giúp truyền tín hiệu dễ dàng giữa các tầng khuếch đại có sự chênh lệch về điện thế.

– Tụ điện đóng vai trò là lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng cách loại bỏ pha âm.

Tác dụng riêng biệt

Mỗi loại tụ điện lại có công dụng, chức năng riêng. Cụ thể là:

Tụ hóa: là loại tụ có phân biệt cực tính, có dung môi làm bằng hóa chất nên sau một thời gian sử dụng tụ sẽ bị khô, giảm khả năng phóng/nạp. Đối với các mạch nguồn xung, tụ hóa dùng để lọc nguồn đầu vào (nguồn xoay chiều bên sơ cấp đã được chỉnh lưu) hoặc lọc nguồn đầu ra (nguồn xoay chiều bên thứ cấp đã được chỉnh lưu). Mạch nguồn xung trong đầu đĩa, đầu thu kĩ thuật số thường sử dụng tụ hóa nối từ cuộn hồi tiếp vào chân mồi của IC nguồn. Đối với các mạch loa, sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng loa một bên to một bên nhỏ. Nguyên nhân là có một con tụ hóa bị khô. Người dùng chỉ cần thay các con cụ nằm cạnh IC công suất tiếng và các con tụ nằm gần đường output của loa là đảm bảo loa hoạt động bình thường.

Tụ hóa
Tụ hóa là phụ kiện không thể thiếu trong các bộ loa

Tụ kẹo (tụ CBB, tụ film): là loại tụ điện không phân cực, cho dòng điện xoay chiều đi qua và cản dòng điện một chiều. Chức năng của tụ kẹo là hạ áp. Các mạch đơn giản như đèn led cầm tay, vợt muỗi, đèn ngủ,… đều có tụ kẹo để hạ áp (không dùng biến áp để tránh cồng kềnh). Tụ kẹo hiếm khi hỏng, nếu hỏng thì có biểu hiện là chúng bị sùi vỏ và mất điện.

Tụ cao tần: gồm 2 loại là tụ cao áp (trị số từ 1 – 2KV, thường kết hợp với 1 con trở và 1 con diode để dập xung cao áp) và tụ XY (được mắc song song với biến áp xung, một đầu bên sơ cấp một đầu bên thứ cấp nối mass, có tác dụng hạn chế xung rò từ bên sơ cấp sang bên thứ cấp và chống sốc điện). Loại tụ điện góp phần đảm bảo an toàn cho mạch điện.

Tụ gốm và tụ gốm đa lớp: có chức năng phân dòng, lọc nhiễu trong các mạch cao tần, mạch điều khiển số sử dụng IC.

Tụ mica: chịu được dòng cao, được dùng nhiều trong các mạch cộng hưởng, mạch dao động, dùng để hiệu chỉnh tần số dao động.

Tụ bếp từ, tụ quạt: là loại tụ không phân cực. Trong quạt điện, động cơ điện 1 pha, loại tụ điện này có tác dụng làm lệch từ trường để khởi động quạt, nếu nó hỏng thì quạt sẽ không quay.

Tụ quạt
Tụ điện có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động của quạt

Tụ lọc nhiễu: có tác dụng lọc nhiễu cao tần. Nhiễu cao tần là có thể xung xuất hiện khi sét đánh hoặc do các thiết bị điện khác gây ra, đi theo đường điện lưới vào mạch. Các nhiễu cao tần này có thể gây hại cho các linh kiện khác.

Tụ dán SMD: có loại phân cực, loại không phân cực, kích thước nhỏ.

Tụ chống sét (MOV): còn được gọi là điện trở phụ thuộc điện áp, được mắc song song với nguồn AC IN và nằm sau cầu chì. Tụ chống sét làm nhiệm vụ bảo vệ quá áp: khi điện áp dâng lên đột ngột vượt quá thông số quy định của tụ, điện trở giữa 2 chân tụ giảm còn rất thấp, làm ngắn mạch và cầu chì sẽ nổ để bảo vệ các linh kiện phía sau.

Tụ điện dùng để làm gì?

Với những công dụng trên, tụ điện được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong thực tế, đặc biệt là trong kỹ thuật điện và điện tử. Cụ thể là:

– Ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi: tụ điện lưu trữ năng lượng cho bộ khuếch đại được sử dụng.

– Tụ điện là bộ phận không thể thiếu trong động cơ máy phun rửa áp lực cao.

Tụ điện máy rửa xe
Tụ điện là bộ phận không thể thiếu trong motor máy rửa xe áp lực cao

Tụ điện có thể dùng để xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho máy tính nhị phân sử dụng các ống điện tử.

Ứng dụng lớn nhất của tụ điện trong thực tế là áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng.

– Trong các chế tạo đặc biệt về quân sự, tụ điện được dùng trong các máy phát điện, radar, thí nghiệm vật lý, vũ khí hạt nhân,…

– Tụ điện được ứng dụng trong xử lý tín hiệu, khởi động động cơ, mạch điều chỉnh,…

Tham khảo thêm: Tụ điện và công dụng của các loại tụ điện

Với thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng quý khách đã nắm được tụ điện có tác dụng gì, tụ điện dùng để làm gì để biết cách sử dụng, sửa chữa máy móc nếu không may bộ phận tụ điện gặp sự cố hỏng hóc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *