EBD là gì? Hệ thống phanh điện tử EBD và ABS có gì khác nhau?

EBD là gì? Hệ thống phanh điện tử EBD và ABS có gì khác nhau?
5 (100%) 1 vote

Một trong những bộ phận quan trọng nhất đối với tất cả các loại phương tiện di  chuyển  nói chúng chính là hệ thống phanh xe. Theo ghi nhận có tới 60 đến 70% những vụ tai nạn xảy ra nguyên nhân đều do trục trặc của hệ thống này. Cùng tìm hiểu một số thông tin về hệ thống phanh EBD và ABS  được trang bị cho các loại xe qua bài viết dưới đây nhé!

Hệ thống phanh EBD và ABS
Hệ thống phanh EBD và ABS giúp bạn lái xe an toàn hơn

Hệ thống phanh EBD và ABS là gì?

Để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như khả năng an toàn cho người lái, các hãng xe dần cải tiến và nâng cấp  hệ thống phanh xe ngày một an toàn và hiệu quả hơn. Hiện nay có hai hệ thống phanh được trang bị khá phổ biến cho các dòng xe là hệ thống chống bó cứng phanh ABS và hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD. Hãy cùng hiểu rõ hơn về hai loại phanh này để giúp cho quá trình lái xe của bạn thêm hiệu quả và an toàn hơn.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Như chúng ta đều biết hệ thống chống bó cứng phanh ABS có nhiệm vụ giúp chúng ta dễ dàng điều khiển và di chuyển xe một cách dễ dàng trong tình huống phanh gấp. Trong nhiều trường hợp phanh xe đặc biệt là lúc phanh gấp chúng ta có thể gặp trường hợp xe bị bó cứng không thể điều khiển tay lái cũng như bất kỳ thao tác nào khác.

Biểu đồ phát triển của phanh ABS
Lịch sử phát triển hệ thống ABS của Bosch

Tuy nhiên nếu xe của bạn được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, dù phanh gấp bạn vẫn giữ được khả năng điều khiển hướng chuyển động của xe và bánh xe. Điều này cực kỳ quan trọng trong những trường hợp không may xảy ra sự  cố, giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho bản thân cũng như giảm thiểu tổn thất do sự cố gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

ABS là gì? Cấu tạo của hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Hiểu một cách đơn giản, nếu hệ thống phanh ABS là phương pháp chữa bệnh thì EBD chính là phương pháp phòng bệnh nhiều hơn là ứng cứu. Chúng ta đều biết rằng lực phanh lý tưởng được phân phối tới các bánh xe được xác định tỉ lệ với sử phân bổ trọng tải tác dụng lên chúng.

Sự an toàn EBD mang lại
Quãng đường phanh khi thao tác phanh xe đối với xe sử dụng EBD

Đối với những chiếc xe được trang bị động cơ đặt ở phía trước thì trọng tải tác dụng lên hai bánh trước có phần lớn hơn so với hai bánh sau của xe. Khi thực hiện thao tác phanh xe, lực quán tính xuất hiện, tác động nhiều hơn vào hệ thống bánh trước của xe. Đồng thời gia tăng lực tác dụng lên hai bánh phía trước điều này có thể gây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình sử dụng xe.

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử ra đời để giải quyết vấn đề này. Việc EBD sử dụng các yếu tố bằng điện tử giúp cho độ chính xác của thao tác phanh xe đạt được  độ chính xác và hiệu quả cao hơn. Căn cứ vào sự khác nhau giữa tốc độ bánh trước và tốc độ bánh sau, EBD sẽ điều chỉnh và cân bằng lực phanh tới các bánh xe giúp mang lại cho chiếc xe của bạn hiệu quả phanh xe tốt nhất.

Hệ thống EBD và hệ thống ABS khác nhau như thế nào?

Để tìm hiểu sự khác nhau của hai loại hệ thống phanh này chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên lý hoạt động cũng như chức năng của hai hệ thống phanh trên.

Đối với hệ thống chống bó cứng phanh, đây là một trong những hệ thống được lắp đặt với mục đích nhằm hạn chế tối đa trường hợp trượt lết của bánh xe xảy ra khi tài xế phanh xe. Chức năng này đặc biệt cần thiết khi bạn di chuyển trên các  con đường trơn trượt cũng như khi thực hiện thao tác phanh gấp mà  độ bám tại các bánh xe là khác nhau.

Để hiểu một cách đơn giản nhất về nguyên lý làm việc của hệ thống ABS bạn có thể hiệu như sau: Khi thực hiện thao tác phanh gấp, nếu có xuất hiện trạng thái trượt lết ở các bánh xe. Thời điểm này ECU của hệ thống phanh ABS điều khiển để giữ trạng thái trượt lết này trong một thời gian rất ngắn. Sau đó tiến hành nhả bớt phanh đến khi xe không còn hiện tượng trượt lết nữa. Khi đó ECU lại tiếp tục điều khiển để xe tăng tốc và hoạt động bình thường.

Hệ thống phanh EBD
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Hệ thống EBD có nguyên lý làm việc cơ bản giống với cơ chế hoạt động của hệ thống ABS. Tuy nhiên hệ thống này được trang bị thêm một bộ cảm biến được gọi là cảm biến G. Bộ cảm biến này được nắp ở gần trọng tâm xe với chức năng nhận biết tải trọng tác dụng lên các bánh xe.

Khi thao tác phanh, nếu hệ thống cảm biến G nghiêng về phía  bánh xe bên nào thì  cảm biến G sẽ xuất hiện tín hiệu G+, ngược lại bánh xe phía đối diện sẽ được xuất hiện tín hiệu G-. Tín hiệu này có thể được áp dụng cho cầu trước và cầu sau hoặc phân chia theo bánh xe bên phải và bánh xe bên trái. Qua đó thực hiện các thao tác tăng giảm áp suất phù hợp.

Các bạn hãy tham khảo thêm sản phẩm máy hút bụi Palada – Sản phẩm tuyệt vời hỗ trợ dọn nội thất xe hơi.

Có thể  thấy hai hệ thống ABS và EBD là những hệ thống được tích hợp tính an toàn tương đối cao. Tuy nhiên khi được trang bị  hệ thống này, xe của bạn thường có quãng đường phanh dài hơn do xe cần có thời gian đến nhận phản ứng từ điều khiển và thông tin từ các bánh xe. Vì vậy bạn cần giữ cho xe của mình một khoảng cách an toàn  với các phương tiện đang lưu thông cũng như sử dụng tốc độ thấp trong mỗi trường hợp vào cua. Trên đây là một số thông tin  chúng tôi chia sẻ cho bạn về hệ thống phanh ABS và EBD. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *