Bật mí cách tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc

Bật mí cách tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc
5 (100%) 1 vote

Hộp giảm tốc là bộ phận quan trọng trong nhiều loại máy móc. Khi làm việc với linh kiện này, tỉ số truyền chính là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là cách tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc.

Vì vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với quý khách một số thông tin liên quan tới việc tính toán tỉ số truyền của hộp giảm tốc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với quý khách.

Hộp giảm tốc là gì?

Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi, dùng để giảm vận tốc góc, tăng moment xoắn. Hộp giảm tốc là bộ máy trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc của máy công tác.

Hộp giảm tốc
Hộp giảm tốc là bộ máy trung gian giữa motor và bộ phận làm việc của máy công tác

Thông thường, hộp giảm tốc là một hệ bánh răng gồm nhiều bánh răng thẳng hoặc nghiêng, lần lượt ăn khớp với nhau theo tỉ số truyền và tốc độ đầu vào của mô tơ để ra số vòng quay theo yêu cầu. Ngoài ra, cũng có một số hộp giảm tốc không dùng hệ bánh răng thường mà dùng hệ bánh răng vi sai hoặc hệ bánh răng hành tinh. Với những hộp giảm tốc loại này, chúng có kích thước nhỏ gọn, chịu được moment lớn. Tùy vào điều kiện làm việc và tính toán, nhà sản xuất sẽ thiết kế một hộp giảm tốc phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Phân loại hộp giảm tốc

Trước khi tìm hiểu về công thức tính tỉ số truyền hộp giảm tốc, người dùng nên tham khảo cách phân loại hộp giảm tốc. Theo đó, trên thị trường hiện có các loại hộp giảm tốc sau:

– Hộp giảm tốc hành tinh (PIV)

Có dạng truyền bánh răng, vị trí bố trí các bánh răng ăn khớp với nhau khá đặc biệt (ăn khớp trong).

- Hộp giảm tốc hành tinh (PIV)
Hộp giảm tốc hành tinh

Ưu điểm của hộp giảm tốc hành tinh là tỉ số truyền lớn nhưng kích thước nhỏ gọn, phù hợp với những vị trí nhỏ cần công suất lớn, có thể kết nối với động cơ điện và động cơ thủy lực. Ứng dụng của hộp giảm tốc hành tinh là trong hệ truyền động cho trạm trộn bê tông, hệ thống khuấy nước thải trong xử lý nước thải và hệ thống khuấy men trong nhà máy gạch,… Nhược điểm của loại hộp giảm tốc này là khả năng giải nhiệt kém vì không gian bên trong hẹp và không có nhiều lựa chọn ngoài kiểu lắp chân đế và mặt bích.

Hộp giảm tốc Cyclo

Là hộp giảm tốc hoạt động dạng trượt, gồm đĩa và các con lăn. Ưu điểm của loại hộp giảm tốc này là thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, tỉ số truyền lớn. Tuy nhiên, hộp giảm tốc Cyclo có khá nhiều hạn chế như giải nhiệt kém, hiệu suất thấp, tốn hao nhiều năng lượng trong quá trình làm việc, sửa chữa và thay thế phụ tùng khá phức tạp,…

Hộp giảm tốc Cyclo
Hộp giảm tốc Cyclo

Hộp giảm tốc bánh răng

Là hộp giảm tốc vận hành dạng ăn khớp giữa các bánh răng nhưng có cách bố trí khác so với hộp giảm tốc hành tinh. Ưu điểm của loại hộp này là không gian bên trong rộng, giải nhiệt tốt, hiệu suất cao, bảo trì bảo dưỡng đơn giản.

Cách tính tỷ số truyn của hộp giảm tốc

Tính được tỉ số truyền hộp giảm tốc sẽ giúp người dùng chọn được sản phẩm phù hợp. Dưới đây là cách tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc dựa vào cấu tạo bánh răng mà bạn nên tham khảo:

Hộp giảm tốc có 2 bánh răng

Thông thường, bánh răng thứ nhất là bánh răng gắn với trục động cơ, bánh răng thứ hai là bánh răng gắn với trục tải. Tiếp theo, người dùng thực hiện đếm số răng trên bánh răng (bằng tay hoặc kiểm tra thông tin gắn nhãn trên bánh răng) để tìm ra tỉ số giữa 2 bánh răng.

Hộp giảm tốc có 2 bánh răng
Cách tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc 2 bánh răng

Ví dụ bánh răng nhỏ có 20 răng, bánh răng to có 30 răng thì tỉ số truyền của hộp giảm tốc sẽ bằng kết quả của phép chia 30 răng trên bánh răng lớn cho 20 răng của ổ bánh răng = 30/20 = 3/2 = 1,5. Tỉ số này đồng nghĩa với việc bánh răng nhỏ hơn cần phải quay gấp 1,5 lần để ăn khớp với một lượt quay hoàn chỉnh của bánh răng lớn.

Hộp giảm tốc có trên 2 bánh răng

Áp dụng tương tự công thức tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc 2 bánh răng ở phần trên. Ví dụ: ta có 3 bánh răng có số răng lần lượt là 7, 20 và 30. Kết quả sẽ là:

– Tỷ số truyền cặp bánh răng thứ nhất là 20/7.

– Tỷ số truyền cặp bánh răng thứ hai là 30/20.

Kết quả: nhân 2 cặp tỷ số truyền để ra tỷ số truyền tổng thể của hộp giảm tốc = 20/7 x 30/20 = ~4.3.

Tham khảo thêm: Động cơ bước là gì? Đặc điểm, ứng dụng động cơ bước

Trong thực tế chúng ta có thể dễ dàng áp dụng cách tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc trên đây trong những trường hợp phức tạp hơn. Nhờ đó, người dùng có thể xác định được động cơ mình đang sử dụng có tỷ số truyền hộp giảm tốc là bao nhiêu để từ đó sử dụng, bảo trì thiết bị đúng đắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *