EQ là gì? Chỉ số EQ bao nhiêu là cao? Bài test EQ

EQ là gì? Chỉ số EQ bao nhiêu là cao? Bài test EQ
5 (100%) 1 vote
Chúng ta thường hay nghe tới các chỉ số liên quan đến con người như chỉ số IQ, EQ. Chỉ số IQ có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người nhưng khi được hỏi chỉ số EQ là gì thì khá nhiều người lúng túng, không biết. Vậy nên hôm nay mayruaxe.org sẽ cùng bạn khám phá EQ là gì? Chỉ số EQ bao nhiêu là cao? Bài test EQ nhé!

 

EQ là gì? Ý nghĩa của chỉ số này?

eq là gì
EQ là gì?

EQ định nghĩa là gì? EQ là tên viết tắt của cụm từ “Emotionl Quotient” trong tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số trí tuệ cảm xúc. Các chỉ số này được nghiên cứu và đưa ra để đánh giá khả năng tưởng tượng và mức độ sáng tạo của mỗi cá nhân. Vậy đâu là các mức để đánh giá chỉ số EQ? 

EQ đã được nghiên cứu và đưa ra các mức độ đo lường của chỉ số này như sau: 

  • Dưới 84: là nhóm thấp nhất, theo thống kê trên thế giới có khoảng 16% dân số trên thế giới thuộc mức này. 
  • Từ 85 đến 115: Mức trung bình, đây cũng là mức EQ phổ biến của tổng số dân cư trên thế giới. 
  • Từ 116 – 130: Mức cao, số lượng người có chỉ số IQ nằm trong khoảng này chỉ chiếm khoảng 14% dân số Thế giới. 
  • Từ 131 trở lên: mức tối ưu, mức cao nhất, chỉ có 2% dân số thế giới có mức EQ như vậy. 

Vậy chỉ số EQ thể hiện điều gì? 

Tại sao chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) lại được đưa ra theo nhiều mức? Người có EQ thấp có điểm gì khác biệt so với người có EQ cao. Chắc hẳn đây là thắc mắc chung của rất nhiều bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có EQ cao thường biết cách tiết chế, xem xét và kiểm soát được cảm xúc của mình cũng như mọi người xung quanh. Vì thế người ta cho rằng những người có EQ cao thường có khả năng lãnh đạo tốt. 

eq là gì
Chỉ số EQ thể hiện cho chúng ta thấy điều gì?

Chỉ số EQ bao gồm những trí tuệ cảm xúc nào?

Ta được biết EQ là chí tuệ đại diện cho cảm xúc, vậy nó dại diện cho những trí tuệ nào? 

Tự nhận thức

Để cân bằng được trạng thái cơ thể của mình thì con người cần hiểu và nắm bắt được cảm xúc của bản thân, điều này thật sự rất quan trọng trong việc đưa ra những quyết định lớn của cuộc đời, ví dụ trong việc lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn bạn thân, bạn đời. Ngoài các yếu tố trên thì khả năng tự nhận thức còn bao gồm: 

  • Sự tự tin: Tự tin không phải việc bạn cho rằng mình hoàn hảo mà chính là cách bạn nhận diện và trân trọng những giá trị, năng lực của bản thân.
  • Nhận diện cảm xúc: là khả năng điều khiển được cảm xúc của mình và đánh giá được cảm xúc của người đối diện. 

Tự điều chỉnh

Việc quản lý và tiết chế được cảm xúc bên trong bao gồm cả cảm xúc tiêu cực và tích cực sẽ giúp chọn dễ dàng cân bằng được những cảm xúc của bản thân để luôn cư xử khéo léo và đúng mực với mọi người xung quanh. Những người có EQ cao được cho là những người có khả năng tiết chế cảm xúc rất tốt, họ cũng làm tốt ở các tình huống xảy ra như:

  • Làm giảm được những mâu thuẫn, xung đột. 
  •  Duy trì những mặt đáng tin cậy của bản thân như: tính cách, sự uy tín và trung thực của bản thân.
  • Sẵn sàng tiếp thu những góp ý của người khác hoặc những thứ mới. 
  •  Luôn cởi mở
  • Có trách nhiệm với những việc bản thân làm. 

Động lực

Người có chỉ số EQ cao luôn biết cách xử lý những cảm xúc tiêu cực và suy nghĩ tích cực hơn, biết đặt ra những mục tiêu rõ ràng cho bản thân giúp cho họ luôn có lộ trình đúng đắn và đi đúng hướng. Vậy nhờ đâu mà họ có được những động lực này?

  • Tinh thần lạc quan: Người sống lạc quan là người có thế giới quan tươi sáng, luôn hướng đến những điều tích cực và luôn kiên trì theo đuổi ước mơ, dự định 1 cách bền bỉ. Không ngại thất bại.
  • Biết nắm bắt thời cơ để hoàn thành mục tiêu. 
  • Luôn biết cân nhắc và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho một tập thể.
  • Luôn phấn đấu để thực hiện dự định của bản thân cũng như 
eq gồm những gì
EQ gồm những trí tuệ cảm xúc nào?

Đồng cảm

Đồng cảm là khả năng lắng nghe và thấu hiểu những cảm xúc, những mối bận tâm và nhu cầu được chia sẻ của những người xung quanh. Người có EQ cao sẽ luôn biết cách lắng nghe và nắm bắt được đối phương đang cần gì dù là trong cuộc sống đời thường hay trong công việc. 

Vì những người có EQ cao luôn có khả năng nhận biết và hiểu được những người xung quanh họ muốn gì nên có thể dễ dàng làm hài lòng đối phương. Và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp nhờ vào những yếu tố sau đây:

  • Luôn làm hài lòng và đáp ứng được mong muốn của những người xung quanh. 
  • Nắm bắt được điểm yếu và thế mạnh của người khác.  
  • Luôn thấu cảm và biết sẻ chia, hiểu được những nhu cầu và cảm xúc của những người xung quanh. 

Kỹ năng xã hội

Nếu một ai đó xung quanh bạn có khả năng nhạy bén tốt,khéo léo trong việc dẫn dắt phản ứng của người khác vậy có nghĩa người bạn đó của bạn đang có một kỹ năng xã hội rất tốt. Một nghiên cứu đã chỉ ra ra rằng, Kỹ năng xã hội tỷ lệ thuận với thành công của họ. Vì thế mà những người có EQ cao luôn thành công trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là những ngành đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, còn những người có EQ thấp thường gặp nhiều khó khăn trong công việc. Vậy đâu là những kỹ năng cho thấy một người có EQ cao?

  • Khả năng truyền đạt thông tin tốt, tự tin giao tiếp.
  • toát ra phong thái và tố chất của một nhà lãnh đạo.
  • Luôn đưa ra những kế hoạch, chiến lược làm việc hết sức thuyết phục.
  • Có khả năng giải quyết mâu thuẫn tập thể tốt, bất đồng trong tổ chức. 
  • Là cầu nối của nhiều mối quan hệ. 
  • Có kỹ năng làm việc tốt tại nhiều môi trường tập thể khác nhau nên họ luôn ẩn sau trong mình tố chất và khả năng lãnh đạo tài năng. 

IQ với EQ có gì khác nhau?

IQ với EQ
IQ với EQ có giống nhau hay không?

Như đã tìm hiểu từ đầu bài đến giờ, EQ (chỉ số trí tuệ của cảm xúc). Còn IQ (chỉ số trí tuệ thông minh) vốn đã quen thuộc và phổ biến hơn EQ rất nhiều. Vậy sự khác nhau giữa 2 chỉ số này là gì?

  • Những người sở hữu IQ cao thường là những người có trí thông minh và óc sáng tạo. Nên có khả năng tiếp thu và ghi nhớ mọi kiến thức nhanh chóng. Vậy nên họ sẽ rất thành công trong các lĩnh vực như khoa học, toán học, lập trình…
  • Những người sở hữu EQ cao thì luôn sống lạc quan, giàu tình cảm và luôn biết lắng nghe và biết thấu cảm với mọi người. Công việc hợp với họ sẽ là nghè: Nhà văn, các công việc liên quan đến tâm lý học như giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ hoặc làm công tác quản trị, quản lý.

Làm thế nào để cải thiện EQ?

Nếu bạn đang nằm trong nhóm những người EQ thấp thì chắc hẳn việc mà bạn đang rất quan tâm đó là cải thiện chỉ số EQ. Thực tế cũng đã chứng minh chỉ số EQ có thể được cải thiện dựa trên tính khả biến của thần kinh. 

Vậy hãy cùng khám phá những bí quyết để cải thiện chỉ số EQ ngay dưới đây nhé!

  • Luyện các bài tập làm tăng sự tập trung của não. 
  • Luôn tạo cơ hội để bản thân lắng nghe người khác. 
  • Luôn sống một cách lạc quan và tích cực.
  • Tôn trọng và lắng nghe những góp ý từ mọi người xung quanh. 
  • Mạnh mẽ đón nhận những cơ hội mà bạn có thể trau dồi khả năng lãnh đạo. 
  • Tiết chế cảm xúc và không để cảm xúc lấn át bản thân. 
  • Học cách thấu cảm và chia sẻ với những tâm tư của người khác.
cải thiện eq
Những gợi ý tuyệt vời giúp bạn cải thiện EQ

Hy vọng nếu bạn đang nhầm lẫn giữa IQ và EQ hoặc chỉ đơn giản muốn tìm hiểu xem EQ là gì? chỉ số EQ bao nhiêu là cao? Thì qua bài viết này bạn đọc của mayruaxe.org đã có những cái nhìn tổng quan và hiểu được những con số như đang biết nói. Cũng như cải thiện chỉ số EQ nếu như bạn phải vượt qua những bài test EQ sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *