Tết Nguyên Tiêu là gì? Tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là gì? Tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu
Đánh giá

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày tết của người Việt được tính theo lịch âm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến ngày Tết Nguyên Tiêu là gì. Bài viết sau đây sẽ đem tới cho các bạn những thông tin chính xác về Tết Nguyên Tiêu. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.

Tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là hội Thương nguyên chính là ngày rằm tháng giêng hằng năm. Từ “nguyên” trong Nguyên Tiêu có nghĩa là mở đầu, “tiêu” có nghĩa là đêm. 

Như vậy, Tết Nguyên Tiêu chính là đêm rằng đầu tiên của năm mới. Cái gì đầu tiên cũng mang một ý nghĩa quan trọng. Vì vậy ngày rằm tháng giêng (tức là rằm đầu tiên trong năm) được xem là một ngày quan trọng bên cạnh ngày tết cổ truyền.

Tết Nguyên Tiêu là gì? Theo lịch âm, Tết Nguyên Tiêu là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Tuy nhiên nhiều người bắt đầu tổ chức các hoạt động cho ngày Tết này từ ngày 14 và có thể kéo dài đến ngày 15. Tết Nguyên Tiêu không phải là một ngày lễ lớn nhưng nó lại rất quan trọng vì là ngày rằm đầu tiên của năm. 

Tết Nguyên Tiêu là gì?
Tết Nguyên Tiêu là gì?

Thông thường trong dịp Tết Nguyên Tiêu (bắt đầu từ ngày 14 tháng 1 âm lịch) người ta sẽ dâng lễ lên gia tiên để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Đồng thời cầu mong cho một năm mới gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, vạn sự như ý, công việc thuận lợi, gia đình mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Bên cạnh hoạt động cúng lễ còn có một số hoạt động vui chơi như các ngày hội làng, các phiên chợ đầu năm. 

Là một ngày lễ gần với kỳ nghỉ Tết cổ truyền nên dư âm ngày Tết vẫn còn trong tâm trí của mỗi người. Vì thế ngày Tết Nguyên Tiêu như là một dịp để mọi có cơ hội gặp gỡ, tham gia các lễ hội truyền thống và các hoạt động như múa lân, thắp lồng đèn, thả hoa đăng.

Tết Nguyên Tiêu năm sau (năm Quý Mão, 2023) sẽ rơi vào ngày mùng 5 tháng 2 dương lịch. 

Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc thông qua những sự tích cổ và có nhiều phiên bản khác nhau.  Nhiều tài liệu cho rằng Tết Nguyên Tiêu có từ thời Tây Hán với lễ hội rước đèn long trọng. 

Tìm hiểu nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu
Tìm hiểu nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu

Ngoài ra cũng có sự tích về nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Tiêu như sau: Chuyện kể rằng ngày xưa Ngọc Hoàng vô cùng yêu thích một cặp thiên nga trên trời. Nhưng không may, cặp thiên nga vào một ngày đẹp trời xuống trần gian chơi đã bị thợ săn giết chết. Ngọc Hoàng tức giận liền trừng phạt tất cả mọi người dưới trần gian bởi ngài cho rằng con người đều giống nhau.

Từ đó cứ đến ngày 15 tháng 1 âm lịch, Ngọc Hoàng lại ra lệnh cho thiên binh thiên tướng xuống trần gian phun lửa nhằm thiêu trụi hoa màu, đất đai khiến con người không thể canh tác được. Vì thấy đây là một sự trừng phạt vô lý và độc ác nên các vị thần trên trời đã không đồng tình với lệnh của hoàng đế. Vì thế họ lén xuống hạ giới chỉ cho con người các treo lồng đèn đỏ, đốt pháo hoa để khiến cho Ngọc Hoàng tưởng rằng họ đã bị thiêu đốt. Đó là lý do mà người ta thường có phong tục treo lồng đèn hoặc thả hoa đăng vào mỗi dịp Tết Nguyên Tiêu.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu mang đến những ý nghĩa về mặt tinh thần cho chúng ta. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên dòng họ đã khuất. Hơn nữa Tết Nguyên Tiêu còn tượng trưng cho sự tao nhã, thoải mái, là khoảng thời gian để mọi người cùng thưởng thức phong cách đất trời và thư giãn dưới ánh trăng. 

Dịp Tết Nguyên Tiêu là thời điểm thích hợp để người ta đi chùa, cầu bình an, cầu may. Người ta coi trọng việc cúng lễ và cầu may vào dịp Tết Nguyên Tiêu bởi người xưa đã quan niệm rằng “Đầu xuôi đuôi lọt”. Vì thế đầu năm may mắn thì cả năm sẽ may mắn, hanh thông. 

Tết Nguyên Tiêu là dịp để tổ chức các lễ hội góp phần truyền bá những phong tục, tập quán mang tính văn hóa truyền thống để nhiều người được biết tới. 

Cách cúng Tết Nguyên Tiêu

Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, người người nhà nhà sẽ làm mâm cơm canh mặn để dâng lên bàn thờ tổ tiên với mong muốn bày tỏ lòng biết ơn cũng như cầu mong những điều tốt đẹp. Mâm lễ cúng dịp Tết Nguyên Tiêu rất quan trọng, vì thế đòi hỏi sự chu đáo và tươm tất của người làm. 

Lễ cúng Tết Nguyên Tiêu thường được chia thành hai mâm cúng: Một mâm cúng Phật, một mâm cỗ cúng gia tiên.

Mâm cỗ cúng Phật đầy đủ thường sẽ có các món đồ quan trọng như:

  • Hoa tươi
  • Trái cây
  • Xôi, chè trôi nước
  • Các món đậu
  • Món canh, món xào

Lưu ý: mâm cúng Phật cần phải có đủ màu sắc để tượng trưng cho ngũ hành.  

Mâm cơm cúng gia tiên dịp Tết Nguyên Tiêu phải là mâm cơm mặn với các món bao gồm:

Mâm cơm cúng đầy đủ cho dịp Tết Nguyên Tiêu
Mâm cơm cúng đầy đủ cho dịp Tết Nguyên Tiêu

Có thể bạn quan tâm:

  • Món măng ninh 
  • Bát canh miến 
  • Bát mọc
  • Thịt gà (có thể thay thịt gà bằng thịt lợn)
  • Giò hoặc chả
  • Nem thính (có thể thay thế bằng món xào)
  • Dưa muối
  • Xôi
  • Bánh chưng
  • Bát nước chấm 

Cúng lễ Tết Nguyên Tiêu thường được làm vào sáng ngày 15 tháng 1 âm lịch. Giờ cúng tốt nhất thường là vào giờ Ngọ.

Trên đây là những thông tin chính xác về ngày Tết Nguyên Tiêu. Thông qua bài viết chúng tôi đã lần lượt giải đáp giúp bạn Tết Nguyên Tiêu là gì, nguồn gốc, ý nghĩa và cách làm mâm cơm cúng ra sao. Hy vọng nội dung trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày Tết Nguyên Tiêu cũng như cúng lễ Tết Nguyên Tiêu đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *