CV là gì? Hướng dẫn làm CV cho các ngành nghề chuẩn

CV là gì? Hướng dẫn làm CV cho các ngành nghề chuẩn
Đánh giá

Nếu bạn đã tốt nghiệp hoặc đủ tuổi bước chân vào thị trường lao động thì trong hành trang đi xin việc của mình, chắc chắn không thể thiếu những giấy tờ liên quan đến lý lịch nhân thân, đặc biệt là CV. Một CV ấn tượng sẽ tăng thêm cơ hội trúng tuyển cho bạn và cũng là tấm vé ưu tiên giúp nhà tuyển dụng chú ý đến bạn giữa hàng ngàn chiếc CV khác. 

Đó cũng là lí do bài viết hôm nay mayruaxe.org sẽ cùng bạn tìm hiểu CV là gì? Và hướng dẫn làm CV cho các ngành nghề chuẩn.

CV là gì?

CV là gì?
CV là gì?                                                     

CV viết tắt là gì? CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae trong tiếng Anh, thường được dịch là bản sơ yếu lí lịch cá nhân. Thực chất CV là bản giới thiệu ngắn gọn, tóm tắt những thông tin cá nhân như quá trình học tập và lao động, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên hướng tới. Đồng thời cũng là cầu nối để bạn và nhà tuyển dụng hiểu nhau hơn.

CV xin việc có chức năng gì?

Đối với ứng viên

CV xin việc chính là bản giới thiệu tóm tắt về bản thân ứng viên bao gồm các thông tin như: học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, năng lực nổi trội, thành tích khen thưởng, mục tiêu mà bạn hướng đến. Giúp ứng viên “quảng bá” được những gì thuộc thế mạnh hoặc năng lực nổi trội nhất của bản thân mình.

Đối với nhà tuyển dụng

CV sẽ giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn bao quát và tổng thể về ứng viên dự tuyển, qua CV xin việc, sẽ phản ánh một phần nào về tính cách cũng như con người ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các tiêu chí như: ấn tượng khi đến phỏng vấn trực tiếp, các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc bạn có và xem xét CV để đưa ra quyết định lựa chọn bạn hay ứng viên khác.

Trong CV sẽ gói gọn một cách hoàn chỉnh nhất những gì mà người lao động muốn nhà tuyển dụng biết về họ. Vậy nên, nếu làm tốt CV thì đó có thể là công cụ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Có thể nói rằng CV đóng góp tới 50% sự thành công khi ứng tuyển của một người ứng viên.

Phân biệt CV và Resume

CV và Resume, xét về cơ bản cả 2 đều là sơ yếu lý lịch tổng hợp thông tin cơ bản của một ứng viên, bao gồm các thông tin như: giới thiệu các thông tin về bản thân, kỹ năng làm việc và mục tiêu nghề nghiệp…

Thế nhưng, 2 bản sơ yếu lý lịch này vẫn có 5 điểm khác nhau sau đây:

  • Về ý nghĩa tên gọi: CV là viết tắt của Curriculum Vitae, tương đương với Course of life đều mang nghĩa là “Sơ yếu lý lịch”, còn Résumé thì có nghĩa tương đương với Summary, mang nghĩa “tóm lược”.
  • Độ dài của CV không hạn chế nhưng Resume là bản tóm tắt nên chỉ được tóm gọn trong 1-2 trang.
  • Bạn chỉ có thể sử dụng resume khi xin việc làm, còn CV có thể sử dụng trong cả quá trình xin đi thực tập hoặc xin học bổng…
  • Cách trình bày Resume lại linh động và sáng tạo hơn CV.
  • Sự phổ biến của CV và Resume cũng sẽ khác nhau, tùy vào mỗi quốc gia.

Xem thêm: Thang điểm Toeic và cách tính điểm mới nhất

Bản CV chuẩn gồm những gì?

Một CV chuẩn cần có những nội dung gì?
Một CV chuẩn cần có những nội dung gì?                   

Giới thiệu bản thân

Mục đích chính của CV là giới thiệu bản thân ngắn gọn cùng năng lực, kinh nghiệm của bạn nên cần lưu ý không viết quá dài dòng.

Điều mà nhà tuyển dụng quan tâm và chú ý chính là kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang chiêu mộ hay không, nên bạn hãy trình bày những thông tin này một cách ngắn gọn và chuyên nghiệp nhất có thể, ngay cả khi đó chỉ là thông tin liên hệ như: địa chỉ mail, số điện thoại liên lạc cũng là đủ.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp chính là phần để bạn thể hiện tầm nhìn và những dự định bạn sẽ làm trong tương lai. Đó có thể là kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn, miễn sao bạn phải thể hiện được những mục tiêu thực tế, sát với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Tuy nhiên, một hiện tượng phổ biến khi thể hiện mục tiêu nghề nghiệp của các ứng viên đó là đặt mục tiêu quá cao, điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hoàn toàn có quyền cho rằng bạn là một người suy nghĩ viển vông và sáo rỗng.

Kinh nghiệm làm việc

Một mẹo nhỏ giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển đó là trong phần trình bày về kinh nghiệm làm việc, bạn chỉ nên viết vào CV những công việc trước đây từng làm có liên quan tới công việc hiện tại mà mình đang ứng tuyển.

Nhưng nếu bạn vẫn đang là sinh viên, và đây là lần đầu tiên bạn tham gia ứng tuyển cho công việc liên quan đến chuyên môn của mình mà trước đó chưa từng có kinh nghiệm làm việc này. Vậy thì đừng ngại ngần, hãy cứ đưa những công việc làm thêm mà bạn đã từng trải qua vào CV để nhà tuyển dụng thấy được những công việc bạn từng làm.

Cần kỹ năng gì để tạo được một lý lịch đẹp?
Cần kỹ năng gì để tạo được một lý lịch đẹp?

Các kỹ năng cần có trong CV

Một lời khuyên dành cho các ứng viên khi trình bày cv đó là nên lựa chọn và đưa những kỹ năng có liên quan tới công việc đang ứng tuyển hiện tại. Ví dụ như:

  • Kỹ năng tin học văn phòng (sử dụng thành thạo Word, Excel, PowerPoint,…)
  • Kỹ năng mềm: Thuyết trình, giao tiếp,…
  • Kỹ năng chuyên môn: thiết kế, lập trình, chạy quảng cáo, biên tập nội dung, quay và dựng video clip,…
  • Kỹ năng ngoại ngữ

Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong CV

Con người ta sinh ra vốn không có ai hoàn hảo hoàn toàn, có ưu điểm thì cũng sẽ tồn tại những nhược điểm, nên ở phần điểm yếu và điểm mạnh trong cv, các ứng viên hãy cứ thành thật với những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân, kể cả trong buổi phỏng vấn. Bởi con người ai cũng sẽ có điểm yếu, nhưng nếu bạn biết mình là ai và luôn nỗ lực khắc phục điểm yếu đó để trở thành một phiên bản tốt hơn thì bạn sẽ luôn thành công.

Chứng chỉ hoặc thành tích đã đạt được

Ở mục này, bạn chỉ cần đưa ra những chứng chỉ có thể hỗ trợ tốt trong công việc như: chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, hoặc thành tích chuyên môn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trình bày thêm một số thông tin liên quan đến bản thân như: sở thích, triết lý sống để nhà tuyển dụng hiểu hơn về con người bạn.

Một số lưu ý khi viết CV cho các ngành nghề, lĩnh vực

CV dành cho kiến trúc sư

Đối với một KTS thì những kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng thiết kế và sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, kỹ năng xử lý đồ họa, 3D và quản lý dự án đều là những yêu cầu cơ bản cần có của một ứng viên.

CV cho sinh viên thực tập

Đối với sinh viên mới ra trường hầu hết là những bạn trẻ chưa có hoặc kinh nghiệm còn hạn chế. Vì vậy những bản CV cho người chưa có kinh nghiệm cần đặc biệt chú ý về cách trình bày và nội dung để có thể ghi điểm tuyệt đối với những nhà tuyển dụng.

Đối với CV sinh viên mới ra trường cần thể hiện rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp, để nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu của bạn phù hợp với vị trí công việc, lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển. Bên cạnh đó khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong  CV cho sinh viên thực tập nên chia thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Vì là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên khi viết CV bản cứng hay mềm cũng cần chú ý về trình độ học vấn, thành tích học tập hoặc quá trình học tập, tích lũy kiến thức, các kỹ năng cần thiết. Nếu có chứng chỉ, học bổng hoặc bằng khen thì bạn cũng nên đưa vào trình bày trong CV.

CV cho nhân viên hành chính, nhân sự

Khi tham gia ứng tuyển vào vị trí nhân viên hành chính, nhân sự bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng sau:

– Quản lý ngân sách hiệu quả.

– Kỹ năng truyền đạt và đào tạo tốt.

– Có khả năng tiếp nhận và phân tích thông tin tốt.

– Kỹ năng sắp xếp và lên kế hoạch.

CV  Junior Developer/CV lập trình viên

Đối với một Junior Developer thì kỹ năng sử dụng trong code rất quan trọng và phù hợp với công việc. Điều này cũng giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng

  • Khi thực hiện bản CV lập trình viên, hãy chú ý đến những kiến thức trong lập trình và  kỹ năng cùng kinh nghiệm làm việc với các phần mềm công nghệ thông tin (như khả năng về UX/UI, viết code, thiết kế chức năng sản phẩm,…)
  • Các sản phẩm, thành quả nếu là của đội nhóm, hãy thể hiện khả năng làm việc nhóm của bạn hiệu quả như thế nào? Ví dụ như: “Tôi đã phối hợp với thiết kế/tester như thế nào để hoàn thành công việc”
  • Hãy thể hiện bạn là người có tinh thần đam mê với công việc. Ngoài ra công nghệ có sự thay đổi nhanh chóng vì vậy hãy cho thấy bạn là một lập trình viên có tư duy nhạy bén, cập nhật các kỹ năng, công nghệ mới.

CV kỹ sư xây dựng

Không giống như đặc thù của ngành dịch vụ thiên về những kỹ năng mềm của bản thân, công việc của một kỹ sư xây dựng liên quan rất nhiều đến công việc kỹ thuật nên sẽ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng liên quan đến chuyên môn. Vì thế bạn cần đưa vào CV những kỹ năng sau:

– Kỹ năng đọc và bóc tách bản vẽ.

– Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế xây dựng AutoCAD và 3DS Max trên máy tính.

– Biết lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu, lập hồ sơ thanh quyết toán xây dựng

CV nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh được xem như chiếc cầu nối giữa đối tác, khách hàng với doanh nghiệp và là đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc, lắng nghe và chăm sóc khách hàng. Vậy nên công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Vì những lí do nêu trên mà CV của một nhân viên kinh doanh không thể nào thiếu những điểm sau:

  •  Kỹ năng liên quan đến kinh doanh: kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng và duy trì mối quan hệ với khách. Khả năng khai thác data để tìm kiếm nguồn khách hàng mới.
  • Những con số cụ thể về thành tích đạt được: ứng viên cần nêu ra những gì đã làm được ở mục kinh nghiệm làm việc bằng những con số định lượng., đặc biệt tránh thông tin mơ hồ

Xem thêm: Cách viết đơn xin nghỉ học cho phụ huynh, học sinh chuẩn nhất

Hướng dẫn tạo CV online đơn giản cho nhiều ngành nghề chuẩn

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, ngày càng có rất nhiều phần mềm tiện ích về sáng tạo nội dung được ra đời. Nếu như trước đây, việc tạo CV online trở thành một vấn đề lớn đối với những ai không có năng khiếu làm design hoặc am hiểu công nghệ.

Thì giờ đây, nhờ sự xuất hiện của rất nhiều phần mềm sáng tạo nội dung tiện ích, chỉ với vài thao tác vô cùng đơn giản là bạn đã có thể sở hữu những chiếc CV đẹp, bắt mắt và ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.

Tạo CV xin việc bằng phần mềm Canva

Cách sáng tạo CV bằng phần mềm Canva
Cách sáng tạo CV bằng phần mềm Canva               

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ sau:

https://www.canva.com/vi_vn/thiet-ke/cv-xin-viec-resume/

Trang web sẽ yêu cầu bạn đăng nhập, bạn có thể sử dụng tài khoản Google, facebook để đăng nhập.

Bước 2: Lựa chọn mẫu CV phù hợp

Ban đầu khi mới truy cập vào Canva bạn sẽ chưa thể làm CV ngay lập tức, phần mềm sẽ hiện ra giao diện chính, để tiến hành tạo CV, bạn hãy truy cập vào thanh công cụ tìm kiếm và nhập từ khóa “tạo CV online”.

Canva sẽ hiện ra hàng trăm mẫu CV online được thiết kế bắt mắt, chuyên nghiệp, thuộc nhiều phong cách khác nhau, từ CV đơn giản cho đến những thiết kế sáng tạo, hiện đại thuộc đa dạng các lĩnh vực ngành nghề để bạn có thể dễ dàng lựa chọn.

Bước 3: Tùy chỉnh CV mẫu sao cho phù hợp với bạn.

Sau khi lựa chọn được mẫu cv ưng ý, bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh bố cục, các thông tin trong cv để tạo thành cv của mình, hoặc thay đổi phông chữ, màu sắc CV chỉ với vài cú nhấp chuột rất đơn giản.

Ngoài Canva, còn có rất nhiều công cụ chuyên dụng mà bạn có thể sử dụng để thiết kế CV như: Adobe Photoshop. Adobe Illustrator.

Tạo CV bằng Powerpoint

Hướng dẫn cách tạo CV bằng Powerpoint
Hướng dẫn cách tạo CV bằng Powerpoint

Trước khi tiến hành tạo CV bằng Powerpoint, bạn cần sàng lọc những thông tin mà mình dự định sẽ đưa vào trong CV để thao tác thiết kế tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Sau khi đã phác thảo được những nội dung cần trình bày trong CV, bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn kích thước cho CV

khổ giấy phù hợp nhất trong thiết kế CV thường là giấy A4. Để mở kích thước khổ giấy A4. Bạn hãy chọn “Design – page setup – Slides sized for A4 paper – Orientation – Portrait”

Bước 2: Xây dựng bố cục

Nếu không giỏi trong việc sáng tạo nội dung thì bạn có thể trình bày các thông tin đã chuẩn bị theo hàng ngang hoặc chia CV thành 2 phần bằng nhau và viết. Ngược lại, nếu biết cách phân chia bố cục và sử dụng thành thạo powerpoint thì bạn có thể thoải mái thiết kế bố cục theo ý của mình, miễn sao nó vẫn được nằm trong khổ A4.

Bước 3: Dựng khung cho CV

Bạn có thể tạo khung cho CV theo nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, tam giác, vuông bằng thao tác trên thanh công cụ của PP, bạn chọn Insert => Shape rồi lựa chọn hình dáng theo ý thích của mình.

Bước 4: Điền nội dung

Đây là bước để bạn điền những nội dung cần thiết vào bố cục đã phân chia sẵn. Nhưng để viết được chữ trong powerpoint, bạn cần thực hiện thao tác sau:

Chọn “Insert – Textbox”, màn hình sẽ lập tức hiện ra những ô text để bạn có thể điền nội dung vào ô đó. Bạn nên lựa chọn những phông chữ có nội dung dễ nhìn, với kích thước là 12, khoảng cách 1.2 hoặc 1.3.

Bước 5: Trang trí cho CV

Cần lưu ý và xác định xem công việc mình đang ứng tuyển đòi hỏi những yếu tố gì để trang trí sao cho thật phù hợp với đặc thù phong cách và hình ảnh của doanh nghiệp.

Đối với những công việc thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, thương mại thì bạn không nên sử dụng quá nhiều biểu tượng hoặc hình vẽ mang ý trêu đùa, hoặc quá tạm bợ. Bởi đối với các nhà tuyển dụng của các công ty hoặc các tập đoàn đoàn này sẽ luôn yêu cầu bạn phải thật sự nghiêm túc.

Tạo CV bằng file Word

Cách tạo CV bằng file Word đơn giản
Cách tạo CV bằng file Word đơn giản

Để tạo được một mẫu CV đơn giản vốn không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi bạn lại nằm trong số những ứng viên không biết cách sử dụng các phần mềm thiết kế hoặc sáng tạo. Do đó, CV xin việc bằng file word đã trở thành chiếc phao cứu sinh cho những ai đang nằm trong nhóm này. Mặc dù việc tạo CV xin việc khá đơn giản nhưng bạn cũng cần xác định được kiểu cv phù hợp với bản thân. Dưới đây chính là các bước để tạo CV bằng file Word:

Bước 1: Xác định bố cục và nội dung của CV

Ở phần nội dung chúng ta đã tìm hiểu và biết rằng một mẫu cv xin việc sẽ phải giới thiệu tóm tắt được lý lịch và quá trình làm việc của ứng viên. Bạn chỉ cần dựa vào vị trí ứng tuyển của mình để lựa chọn cách trình bày nội dung sao cho phù hợp.

Bước 2: Chọn thông tin viết vào CV

Sau đó, hãy nháp ra tất cả những thông tin bạn cần đưa vào CV để khi bắt tay thực hiện bạn sẽ không mất nhiều thời gian.

Mẫu CV xin việc viết tay

Trong thời đại mà mọi thứ đều được công nghệ hóa, ngay cả CV xin việc cũng đều được các ứng viên thiết kế và chuẩn bị bằng các phần mềm trên máy tính. Thì việc sử dụng CV viết tay để ứng tuyển được xem là hình thức thiết kế cv khá đặc biệt. Tuy nhiên cần xác định rằng hình thức viết CV này chỉ dành cho những người cực kỳ khéo léo và có nét chữ đẹp.

Mẫu CV xin việc viết tay
Mẫu CV xin việc viết tay

Và dù bạn tạo CV theo cách nào, thì cũng sẽ không thể bỏ qua những thông tin cơ bản nhất cần có của một CV xin việc và chú ý những điều sau:

Vì nhà tuyển dụng chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi chưa tới 10s để có thể xem qua CV của bạn, do đó bạn cần sắp xếp và đưa những thông tin quan trọng sau lên đầu: thành tích, kinh nghiệm làm việc.

  • Độ dài của cv viết tay: tối đa 2 trang A4.
  • Không được viết tắt, viết sai chính tả.
  • Dùng các từ ngữ chuyên ngành để mô tả chính xác công việc.
  • Hạn chế trình bày những mục tiêu xa vời thực tế.
  • Trình bày thông tin một cách trung thực.
  • Đưa ra nhiều con số khác nhau để tăng sự thuyết phục ở phục cho phần kinh nghiệm làm việc cũng như thành tích trong công việc.

Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đọc của mayruaxe.org đặc biệt là các bạn trẻ đang chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động trước đó còn đang bối rối không không biết làm sao để nộp hồ sơ xin việc đã hiểu được CV là gì? và biết cách làm CV với nhiều ngành nghề chuẩn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *