Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì năm 2022

Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì năm 2022
Đánh giá

Khi nhắc đến những loại văn bản có thể giúp chúng ta diễn đạt nhiều nội dung khác nhau, chúng ta thường nghĩ tới văn bản nghị luận hay văn bản hành chính. Tuy nhiên bạn có biết rằng văn bản được sử dụng nhiều nhất là văn bản thuyết minh hay không? Vậy văn bản thuyết minh là văn bản gì? Hãy cùng với mayruaxe.org tìm hiểu xem mục đích của văn bản thuyết minh là gì nhé!

Thuyết minh là gì?

Ngay từ tên gọi của mình thuyết minh đã nói lên ý nghĩa của nó là gì. Thuyết minh vốn là một từ Hán – Việt, khi cắt nghĩa cụm từ này theo nghĩa Hán Việt thì thuyết minh mang nghĩa là hoạt động dùng lời nói hoặc văn tự để giải thích điều gì đó một cách rõ ràng.

Theo cách định nghĩa trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 8 thì thuyết minh là phương thức trình bày, giải thích, cung cấp khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng bằng phương thức trình bày, giải thích, tồn tại dưới dạng văn nói hoặc văn viết.

Thế nào là thuyết minh?
Thế nào là thuyết minh?

– Đối với hoạt động thuyết minh dạng nói: là phương thức sử dụng lời nói của người thuyết minh để dịch các ngoại ngữ, hoặc trong một số trường hợp cần giải thích một số vấn đề đã nêu sẵn; giúp cho những người cùng tham gia có thể hiểu được những tình huống, nội dung đang xảy ra.

– Đối với thuyết minh dạng viết: là phương thức thuyết minh dưới dạng văn bản rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Vậy văn bản thuyết minh là gì? Cùng mayruaxe.org ở phần tiếp theo nhé!

Văn bản thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh là dạng văn bản thông dụng, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó giúp cung cấp những tri thức khách quan về nguyên nhân, tính chất, đặc điểm của những hiện tượng, sự vật trong xã hội bằng cách trình bày, giải thích.

Nội dung trong văn bản thuyết minh thường được trình bày một cách chuẩn xác, chặt chẽ, rõ ràng, khác với thể loại văn bản trừu tượng khác. Mục đích chính của văn bản thuyết minh là cung cấp cho người nghe/người đọc thông tin chuẩn xác nên sẽ không đan xen các yếu tố tưởng tượng hoặc thêm bớt.

Thế nào là văn bản thuyết minh
Thế nào là văn bản thuyết minh?

Tính chất của văn bản thuyết minh

– Cung cấp những thông tin khách quan về sự vật, sự việc, hiện tượng, đời sống.

– Có phạm vi sử dụng vô cùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.

– Là thể loại văn bản có lối hành văn chính xác, cô đọng, chặt chẽ, hình thức trình bày rõ ràng.

Đặc điểm của văn bản thuyết minh là gì?
Đặc điểm của văn bản thuyết minh là gì?                                    

Yêu cầu khi viết một văn bản thuyết minh là gì?

– Người viết cần tích lũy đầy đủ tri thức về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh, thông qua những hoạt động quan sát, tìm hiểu, trước khi muốn trình muốn trình bày một văn bản thuyết minh.

– Bản chất đặc trưng của sự vật cần được thuyết minh cần phải được hiểu và nắm bắt.

– Các đặc điểm chính liên quan đến những đối tượng cần thuyết minh phải được làm nổi bật một cách thật chi tiết, mạch lạc và đúng sự thật.

Xem thêm: Trường từ vựng là gì? Bài tập ví dụ về trường từ vựng

Các phương pháp thuyết minh thường dùng

Dưới đây là các phương pháp thuyết minh thường dùng, gồm có 6 phương pháp:

Thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa hoặc giải thích

Với phương pháp này thì các danh từ, tính từ hay sự việc, sự vật sẽ được giải thích hoặc định nghĩa… Ví dụ: Động từ là gì? Hãy giải thích và cho ví dụ về động từ.

=> Trả lời: Động từ là một từ thuộc thành phần của câu, có chức năng biểu thị các hoạt động trạng thái.

Ví dụ: động từ chỉ hành động gồm có: chạy, đấm, đá, đi…

Động từ chỉ trạng thái gồm có: ngồi, nằm, ngủ…

Thuyết minh bằng cách liệt kê

Đây là phương pháp trình bày, giới thiệu về một sự vật thông qua phương pháp liệt kê những thông tin có trong sự vật đó như: xe máy là loại xe chạy bằng động cơ , gồm có yếm xe, tay lái, đầu xe, bộ phận đèn xi – nhan báo hiệu, yên xe, bánh xe…

Ví dụ như: Cây dừa cống hiến tất cả của cải cho con người: cọng lá chẻ nhỏ làm vách, lá làm tranh, gốc dừa già làm chõ đồ xôi,  thân cây làm máng, để kho cá, nấu canh, nước dừa để uống…

Thuyết minh bằng cách đưa ra ví dụ

Đây là phương pháp thuyết minh bằng cách nêu ví dụ cụ thể về một việc nào đó. Ví dụ: trình bày về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (thông qua việc sử dụng những số liệu cụ thể).

Cách thuyết minh mẫu: Biến đổi khí hậu đang âm thầm gây ra những thay đổi đáng lo ngại đối với hành tinh của chúng ta. Theo như nghiên cứu và dự đoán của các chuyên gia về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam sẽ như sau: kịch bản này cho rằng, mỗi khi nước biển dâng cao 1m thì Việt Nam có thể mất đi 5% diện tích đất liền. GDP có thể bị thiệt hại tới 4,5% và 6,7% khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 và 2 độ C.

Thuyết minh bằng cách so sánh

 Có mấy phương pháp thuyết minh?
Có mấy phương pháp thuyết minh?

Là phương pháp so sánh sự vật để làm nổi bật lên đối tượng cần thuyết minh dựa trên những tính chất tương đồng.

Ví dụ: Thái Bình Dương là vùng biển có diện tích lớn gấp 14 lần biển Bắc Băng Dương (đại dương bé nhất hiện nay) và lớn gấp 3 các đại dương khác cộng lại.

Thuyết minh bằng cách phân tích,  phân loại

Đây được xem là một trong những phương pháp thuyết minh quan trọng nhất, nhờ khả năng thể hiện được tính cụ thể và sâu sắc để cho ra đời những bài văn thuyết minh đầy đủ và ấn tượng nhất.

Ví dụ: Khi thuyết minh về một cây chuối, bạn có thể giới thiệu lần lượt về các bộ phận của cây chuối như thân, tán lá…

Lưu ý: Bạn hoàn toàn có thể kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng một văn bản.

Thuyết minh bằng cách thống kê số liệu

Thông qua phương pháp thuyết minh này, các vấn đề sẽ được làm sáng nhờ các con số thống kê, số liệu nhằm tạo ra sức thuyết phục tuyệt đối cho đặc điểm và vai trò của đối tượng.

Ví dụ: Cầu vàng Đà Nẵng được xem là một cây cầu vô cùng độc đáo. Nằm tại độ cao 441m so với mực nước biển, với chiều dài cầu 150m và 8 nhịp cầu.

Xem thêm: Các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong môn Ngữ Văn THPT

Cách bước làm bài văn thuyết minh

Bước 1: Xác định đối tượng sẽ thuyết minh

– Trong bước mở đầu này, người thực hiện cần ghi chép hoặc sưu tầm những tư liệu phục vụ cho bài viết.

– Có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp.

– Ngôn ngữ thuyết minh cần phải chính xác, dễ hiểu để làm nổi bật được những đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Cách thuyết minh
Cách thuyết minh

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết

Khi lập dàn ý thì bạn cần biết rằng văn bản thuyết minh cũng giống như những văn bản thông thường, gồm có 3 phần:

– Mở bài: giới thiệu khái quát, ngắn gọn về đối tượng được thuyết minh.

– Thân bài: trình bày các đặc điểm như: cấu tạo, cách sử dụng, lợi ích của đối tượng.

– Kết bài: Nêu thái độ, nhận xét của bản thân đối với đối tượng vừa thuyết minh.

Bước 3: Triển khai dàn ý thành văn bản hoàn chỉnh

Sau khi đã xây dựng thành công dàn ý, người thuyết minh chỉ cần dựa vào dàn ý này để tiến hành thêm bớt và chỉnh sửa thành một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh nhất.

Bài viết hôm nay mayruaxe.org đã cùng bạn đọc giải nghĩa khái niệm thuyết minh và văn bản thuyết minh, đồng thời tìm hiểu về cách xây dựng một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. Hy vọng rằng những kiến thức vừa được chia sẻ trên đây sẽ trở nên hữu ích với bạn đọc trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đừng quên chia sẻ bài viết này cho bạn bè của mình bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *